Nội dung chính

Trẻ 6 7 tháng khó ngủ – Đâu là lý do, giải pháp mẹ cần!

Nếu mẹ đang mệt mỏi với việc thức dậy hàng đêm để chăm trẻ 6 7 tháng khó ngủ. Thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây, Fitobimbi sẽ giúp các mẹ gỡ rối bằng cách cung cấp thông tin và các giải pháp hiệu quả để bé ngủ ngon.

Số giờ ngủ lý tưởng một ngày của trẻ 6 7 tháng tuổi

Trẻ 6-7 tháng tuổi cần ngủ một ngày khoảng 12-15 giờ, bao gồm cả ngày và đêm. Trong đó, 10-12 giờ là giấc ngủ đêm và 2-3 giờ là giấc ngủ ngày. Đồng hồ sinh học của một số bé trong giai đoạn này có thể tự điều chỉnh thời gian ngủ ngày xuống còn 2 giấc vào sáng và chiều.

Tùy vào cân nặng, tình trạng sức khỏe, nhu cầu cá nhân mà thời gian ngủ của bé có thể khác nhau.Một số bé có thể cần ngủ nhiều hơn, trong khi số khác lại cảm thấy thoải mái với giấc ngủ ngắn. Mẹ có thể căn cứ vào các dấu hiệu như mệt mỏi, căng thẳng, cáu kỉnh để tự điều chỉnh lịch ngủ của con. Nếu bé tỉnh dậy vui vẻ, tràn đầy năng lượng vào buổi sáng, có thể con đã ngủ ngon. Ngược lại, nếu con mệt mỏi trong ngày, cần phải tăng cường giấc ngủ.

Trẻ 6 7 tháng cần ngủ một ngày bao tiếng?
Trẻ 6 7 tháng cần ngủ một ngày bao tiếng?

Dấu hiệu nhận biết trẻ 6 7 tháng đang khó ngủ

Nhận biết dấu hiệu khó ngủ ở trẻ sẽ giúp mẹ có biện pháp can thiệp phù hợp. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ 6 7 tháng đang bị khó ngủ:

  • Khó vào giấc: Bé trở nên kích động và khó dỗ vào giấc ngủ đầu
  • Thức dậy thường xuyên: Bé thức dậy nhiều lần trong đêm và khó ngủ lại
  • Khóc nhiều: Trẻ khóc nhiều lần trong đêm, làm gián đoạn giấc ngủ của cả gia đình
  • Trằn trọc: Một số bé có dấu hiệu trằn trọc, trở mình, ngủ không sâu giấc

Tại sao trẻ 6-7 tháng khó ngủ?

6 7 tháng tuổi trẻ đã có thể tự ngủ xuyên đêm nhưng một số bé lại gặp khó khăn trong vấn đề này. Dưới đây những nguyên nhân khiến bé 6 7 tháng tuổi khó ngủ.

Bước phát triển về kỹ năng vận động

6 tháng trẻ bắt đầu học cách bò, lăn hoặc ngồi. Việc học các kỹ năng này làm con hứng thú và muốn thử nghiệm suốt cả ngày, đêm. Do đó thường rơi sẽ vào giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ với các biểu hiện trằn trọc, giật mình.

6 tháng trẻ mải học bò nên thường khó ngủ
6 tháng trẻ mải học bò nên thường khó ngủ

Phát triển não bộ

6 7 tháng tuổi trẻ sẽ bắt đầu mở rộng khả năng tư duy, tìm hiểu thêm thế giới xung quanh. Con sẽ bắt đầu nhận biết, tương tác với môi trường ngoài. Vì vậy, thường hay tỉnh giấc và khó ngủ lại.

Chuẩn bị mọc răng

Sự xuất hiện của những chiếc răng sữa đầu đời cũng là nguyên nhân khiến trẻ 6 tháng khó ngủ. Quá trình mọc răng có thể gây ra đau đớn và không thoải mái cho bé. Việc nhai và cắn làm lợi của bé sưng đau, gây ra cảm giác khó chịu. Đa số các bé sẽ bị sốt vài ngày. Vì vậy, khoảng thời gian này con sẽ bám mẹ, quấy khóc và xáo trộn giờ giấc ngủ nghỉ.

Thiếu canxi

Nếu cơ thể bé bị thiếu canxi quá trình chuyển hóa tryptophan sang melatonin (chất gây buồn ngủ) của hệ thần kinh trung ương sẽ bị ức chế. Trẻ thường xuyên ngủ không ngon giấc, giật mình, quấy khóc.

Không gian phòng ngủ không thoải mái

Không gian phòng ngủ không hợp cũng là lý do khiến trẻ 7 tháng khó ngủ. Cụ thể:

  • Ồn ào: Trong bụng mẹ, trẻ đã quen dần với tiếng ồn ào bên ngoài. Nhiều bé tỏ ra thích thú với những âm thanh thường gặp trong nhà. Nhưng nếu, tiếng ồn quá lớn bé sẽ khó chịu và không ngủ ngon.
  • Ánh sáng mạnh: Con có thể thức dậy bất cứ lúc nào khi thấy ánh sáng. Vì vậy một tấm rèm tối sẽ là giải pháp hiệu quả để bé ngủ ngon.
  • Chỗ nằm không thoải mái: Dù nằm nôi, cũi hay là giường riêng nếu khu vực này không được sạch sẽ trẻ cũng khó đi vào giấc hơn.
  • Các yếu tố khác: Trẻ 6 7 tháng khó ngủ có thể là do quá đói, quá no hoặc do thời tiết thay đổi, quần áo khó chịu khiến giấc ngủ bé không sâu.

11 Giải pháp “vàng” cải thiện giấc ngủ cho trẻ 6 tháng

Có giấc ngủ sâu chính là chìa khóa để con phát triển thể chất, tinh thần. Vì vậy nếu bé 6 7 tháng tuổi khó ngủ mẹ hãy thử làm các biện pháp sau.

Xoa dịu cơn đau mọc răng cho bé

Nếu trẻ khó ngủ vì đang mọc răng mẹ hãy cố gắng xoa dịu cơn đau bằng cách massage nhẹ nhàng vùng nướu hoặc dùng những vật mát lạnh có khả năng làm giảm áp lực lên nướu. Quá trình cho bé bú bình, cũng nên chú ý đến nhiệt độ sữa để tránh gây nóng khiến con bị đau. Các món ăn dặm cho bé nên để ở nhiệt độ thường, có độ lạnh vừa để giảm cơn nhức.

Xoa dịu cơn đau răng sẽ giúp con ngủ ngon hơn
Xoa dịu cơn đau răng sẽ giúp con ngủ ngon hơn

Tắt đèn khi ngủ

Bóng tối giúp cơ thể giải phóng hormone melatonin gây buồn ngủ. Nhờ vậy, trẻ sẽ có giấc ngủ sâu. Do đó khi bé đi ngủ mẹ hãy tắt hết bóng đèn, chỉ để ánh sáng vừa phải đủ để con vào giấc dễ hơn.

Vận động trong ngày hợp lý

Tiêu hao năng lượng vừa đủ cũng là cách hay để trẻ dễ chìm vào giấc ngủ . Theo đó, mẹ có thể áp dụng các bài tập như: đặt bé nằm trên ngực và nằm xuống, đặt bé đứng trên đùi mẹ và cầm tay nhún nhảy, ….. Lưu ý các bài tập này nên áp dụng vào ban ngày, xa giờ đi ngủ để trẻ đỡ bị kích thích.

Tạo nếp sinh hoạt đúng giờ cho con

Để trẻ 6 7 tháng tuổi ngủ ngon mẹ nên thiết lập lịch trình đi ngủ cố định. Cụ thể:

  • Xác định giờ đi ngủ và thức dậy: Tạo một lịch trình cố định để bé biết lúc nghỉ ngơi và khi thức dậy.
  • Đảm bảo giấc ngủ đủ và đúng thời gian: Bé 6 7 tháng cần ngủ đủ 10-12 tiếng đêm và 2-3 tiếng ban ngày. Vì vậy mẹ nên xây dựng lịch ngủ cho con theo con số này.

Theo kết quả nghiên cứu với sự tham gia của 405 bà mẹ có con giai đoạn 6-36 tháng tuổi cho thấy “trẻ có thói quen đi ngủ có thể chìm vào giấc ngủ nhanh hơn và ít khóc đêm”.

Xây dựng môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh

Xây dựng một môi trường ngủ yên tĩnh cũng là bước đệm quan trọng giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn. Theo đó:

Phòng ngủ thoải mái sẽ giúp bé vào giấc say
Phòng ngủ thoải mái sẽ giúp bé vào giấc say
  • Giường đệm, phòng ngủ của trẻ nên để sạch sẽ, gọn gàng. Tránh để quá nhiều đồ đạc trên đó.
  • Phòng ngủ thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông. Nhiệt độ lý tưởng cho 1 phòng ngủ là 27-28 độ C.
  • Khi bé ngủ nên để không gian yên tĩnh, tránh ồn ào nhiều, tuy nhiên cũng không cần quá yên tĩnh.
  • Các mẹ có thể sử dụng tiếng ồn trắng để ru bé vào giấc ngủ một cách tự nhiên.

Tạo cảm giác thoải mái cho bé trước khi ngủ

Để trẻ có được cảm giác thoải mái, dễ dàng bắt đầu một giấc ngủ ngon mẹ hãy massage, kể chuyện cho bé.

Massage giúp cho cơ bắp thư giãn, giảm mệt mỏi để trẻ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc massage sẽ giúp tác động đến hệ thần kinh trung ương, kích thích quá trình sản sinh melatonin, để trẻ chìm vào giấc ngủ. Chẳng những thế, nó còn mang lại lợi ích trên hệ tiêu hóa, hô hấp đồng thời giúp máu lưu thông tốt hơn.

Áp dụng kỹ thuật dỗ ngủ nhẹ nhàng

Một số kỹ thuật ru ngủ dưới đây sẽ giúp em bé chìm vào giấc ngủ mà mẹ chẳng cần mất công dỗ dành.

  • Để bé tập trung 1 điểm: Trẻ sơ sinh thường rất tò mò, đôi mắt của bé chuyển động liên tục để nhìn mọi thứ xung quanh. Do đó, mẹ nên cho bé tập trung nhìn vào một vật, đặc biệt là vật nằm ngang tầm mắt. Điều này sẽ khiến mắt mỏi và muốn nhắm lại.
  • Đưa tay nhẹ nhàng qua mặt của bé: Với kỹ thuật này bố mẹ chỉ cần dùng tay đưa qua đưa lại nhẹ nhàng trước tầm mắt con. Tiếp tục, di chuyển bàn tay theo hướng vòng tròn đến khi bé chìm vào giấc ngủ.
  • Lắc lư nhẹ nhàng trong vòng tay: Giống như đặt trẻ vào nôi, kỹ thuật này cũng tạo ra cảm giác mất phương hướng, giúp cơn buồn ngủ ở trẻ xuất hiện dễ hơn.

Vượt qua giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ

Nếu bé của bạn bắt đầu thức dậy giữa đêm sau một thời gian ngủ ngoan đừng vội lo lắng. Bởi tình trạng này chỉ tạm diễn ra trong một vài tuần. Giai đoạn 6 7 tháng tuổi trẻ mới biết bò nên thường rối loạn giấc ngủ.

Việc của mẹ lúc này là kiên nhẫn và nương theo con, đợi bé vượt qua giai đoạn khủng hoảng sẽ tự ngủ ngon trở lại.

Đảm bảo bé ăn đủ no và tã sạch sẽ

Trẻ 6 7 tháng khó ngủ mẹ hãy kiểm tra bỉm/ tã cho con. Đảm bảo một chiếc tã sạch và chiếc bụng no trước khi đi ngủ để bé ngủ sâu. Trường hợp trẻ bị thức giấc và có biểu hiện rúc ti đòi ăn, đừng cố dỗ bé đi vào giấc ngủ mà hãy cho con ăn sữa. Bé sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sau khi “thỏa mãn” cơn đói của mình.

Hãy đảm bảo chiếc bụng no vừa đủ cho bé
Hãy đảm bảo chiếc bụng no vừa đủ cho bé

Bổ sung vi chất cần thiết

Cuối cùng, đừng quên bổ sung D3K2 và các vi chất  cần thiết để trẻ 7 tháng khó ngủ ngủ ngon.  D3, K2 là hai vitamin thiết yếu có tác dụng giúp hấp thụ và duy trì nồng độ canxi trong xương hiệu quả. Từ đó, thúc đẩy quá trình sản xuất hormone melatonin. Ngoài ra, sắt, kẽm, canxi cũng có ích cho quá trình này.

Sử dụng siro ngủ ngon

Nếu đã áp dụng mọi cách mà bé vẫn bị khó ngủ mẹ hãy cân nhắc dùng đến siro ngủ ngon. Tuy nhiên trước khi sử dụng hãy tham vấn thêm ý kiến bác sĩ. Ưu tiên lựa chọn sản phẩm chiết xuất thảo dược, không chứa an thần, đáp ứng tiêu chuẩn GMP, ISO như Fitobimbi Sonno. Sản phẩm này nhập khẩu nguyên hộp từ Italia, đạt chứng nhận thuần thực vật Ivegan, mùi vị thơm ngon, dễ dùng, phù hợp với trẻ sơ sinh từ 1 ngày tuổi. Do đó mẹ có thể yên tâm cho bé sử dụng mà không phải lo về tác dụng phụ.

Fitobimbi Sonno hỗ trợ bé ngủ sâu giấc
Fitobimbi Sonno hỗ trợ bé ngủ sâu giấc

Bằng cách áp dụng những biện pháp trên, mẹ có thể giúp trẻ 6 7 tháng khó ngủ ngủ ngon. Nhớ rằng mỗi bé là một cá nhân riêng biệt vì vậy cần phải kiên trì, linh hoạt khi dùng các biện pháp này với nhau để tìm ra một phương án tốt nhất. Fitobimbi tin chắc với sự quan tâm, chăm sóc kỹ lưỡng của mình mẹ sẽ giúp bé vượt qua giai đoạn khó khăn này sớm thôi.

Chia sẻ bài viết này