Trong những tháng đầu đời, trẻ thường có xu hướng ngủ nhiều hơn thức. Thậm chí, có những bé ngủ không kể ngày hay đêm, bỏ cả bú. Vậy hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ li bì khó đánh thức có đáng lo ngại không? Liệu đó có phải là trẻ đang ngủ ngoan không?
??? Fitobimbi Sonno – Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ cho bé
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh – Mẹ có biết?
Thông thường, trong những tháng đầu đời, nhu cầu ăn, ngủ của trẻ sơ sinh là khá cao. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ nhu cầu của trẻ để giúp con phát triển toàn diện. Nghiên cứu của tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ cho thấy, 14-17 giờ là khoảng thời gian ngủ trung bình mỗi ngày của trẻ sơ sinh. Trong đó, 80% thời gian ngủ của trẻ là vào ban đêm. Trong một số trường hợp, trẻ có thể ngủ nhiều hơn. Thời gian ngủ của trẻ lên tới 18 giờ/ngày.

Cha mẹ có thể tham khảo bảng thời gian ngủ của bé theo các tháng tuổi sau đây:
- Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: 8 tiếng ngủ đêm, 8 tiếng ngủ ngày
- Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi: 11 tiếng ngủ đêm, 5 tiếng ngủ ngày
- Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi: 11 tiếng ngủ đêm, 3.5 tiếng ngủ ngày
- Trẻ sơ sinh từ 9-12 tháng tuổi: 11 tiếng ngủ đêm và 2.5-3 tiếng ngủ ngày
Sau khi sinh xong, nhiều bà mẹ trẻ thấy con ít quấy khóc, ngủ li bì lại vui mừng nghĩ con ngủ ngoan. Thế nhưng, liệu trẻ ngủ nhiều hơn bình thường có tốt không?
Theo các chuyên gia y tế, mỗi trẻ có thời gian ngủ khác nhau. Có trẻ ngủ nhiều và có trẻ ngủ ít. Có những trẻ sơ sinh bẩm sinh ngủ nhiều hơn bình thường. Nếu trẻ ngủ nhiều mà vẫn nên cân đều, phát triển tốt thì cha mẹ không cần quá lo lắng.
Ngược lại, nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn bình thường, khó đánh thức, kém ăn, bỏ bú thì cha mẹ cần cẩn trọng vì rất có thể trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe.
??? Xem thêm:
- 10+ cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm không phải ai cũng biết
- Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét có đáng lo không?
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh ngủ li bì

Những dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh ngủ li bì:
- Ngủ giấc dài trong ngày, đặc biệt là sau 6 tháng đầu đời
- Tổng thời gian ngủ trong ngày của trẻ nhiều hơn bình thường
- Khó thở hoặc hơi thở yếu khi ngủ
- Mắt lờ đờ, dễ buồn ngủ, chậm chạp trong mọi hoạt động
- Trẻ nhìn uể oải, kém vui tươi, không có năng lượng
- Không bị kích thích bởi bất kỳ điều gì xung quanh như âm thanh hoặc ánh sáng
- Trẻ sơ sinh ngủ li bì khó đánh thức
Thực tế, chúng ta ai cũng biết rằng cái gì quá mức cũng chưa chắc tốt. Bởi vậy, trẻ sơ sinh ngủ li bì khó đánh thức cũng không hề ổn chút nào. Đặc biệt, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì sức khỏe và sự phát triển của bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cha mẹ cần chú ý quan sát để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân trẻ ngủ nhiều, khó đánh thức

Nguyên nhân sinh lý bình thường
- Trẻ thức nhiều vào ban ngày: Nếu ban ngày bé thức thì giấc ngủ về đêm sẽ thường diễn ra sớm và dài hơn. Tình trạng này sẽ kéo dài trong 6 tháng đầu đời. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường nên cha mẹ không cần quá lo lắng
- Trẻ vừa tiêm phòng xong: Sau khi tiêm phòng 24-48 giờ, trẻ thường sẽ có xu hướng ngủ nhiều hơn, ngủ khó đánh thức và dễ bỏ ăn. Nguyên nhân là do lúc này, cơ thể trẻ đang trong quá trình củng cố và xây dựng hàng rào bảo vệ, tránh các tác nhân gây hại. Vì vậy, bé sẽ thấy mệt mỏi và dễ chìm vào giấc ngủ hơn
- Huyết áp thấp: Đây là hiện tượng bẩm sinh. Một số trẻ ngay từ khi sinh ra đã mắc chứng huyết áp thấp. Điều này sẽ khiến trẻ dễ bị chóng mặt và buồn ngủ
- Trẻ hoạt động quá mức: Ban ngày trẻ vui chơi, hoạt động quá mức. Và đến cuối ngày, trẻ sẽ dễ bị mất sức và mệt mỏi. Điều này sẽ khiến trẻ dễ rơi vào giấc ngủ, thậm chí ngủ quên cả bú
Nguyên nhân bệnh lý, cần can thiệp sớm
Bị mất nước: Tình trạng mất nước thường xảy ra do cơ thể bé bị nhiễm bệnh, sốt. Lúc này, trẻ thường có những biểu hiện như mệt mỏi, người lờ đờ, ngủ li bì khó đánh thức, da khô, chân tay lạnh toát, mắt trũng xuống, tiểu ít…
Thiếu oxy: Cơ thể không cung cấp đủ oxy sẽ khiến trẻ ngủ nhiều hơn bình thường, khó đánh thức. Tình trạng này nếu kéo dài thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chức năng của nhiều bộ phận, nguy hiểm nhất là não, gây thiếu máu não, xuất huyết não, thậm chí tử vong.
Viêm màng não: Những trẻ dưới 5 tuổi bị viêm màng não thường sốt kèm theo các triệu chứng như đau đầu, cứng gáy, hôn mê sâu, ngủ li bì, thóp phồng, nôn, co giật… Riêng với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì có thể bị sốt hoặc không và kèm theo các biểu hiện trên. Thông thường, trong một vài ngày đầu, bé sẽ có các biểu hiện như sốt, bú kém, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, ho, chảy, nước mũi. Đặc biệt, nghiêm trọng hơn, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như co giật, rối loạn ý thức, giảm vận động tay, chân…
Nhiễm trùng: Trẻ bị nhiễm trùng mắt, miệng, da, dạ dày, đường hô hấp… Khi đó, trẻ có thể ngủ li bì khó đánh thức. Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh tiến triển nặng hơn, gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
Trẻ ngủ nhiều hơn bình thường, cha mẹ nên làm gì?

Nếu trẻ ngủ nhiều hơn bình thường mà vẫn lên cân đều, chơi ngoan thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, một số trẻ lại gặp khó khăn khi phải thức dậy, bạn nên áp dụng một số mẹo sau để đánh thức cho bé ăn:
- Cởi tã: Cởi tã sẽ giúp vùng mông bé được thông thoáng và mát mẻ. Việc làm này có thể khiến bé tự mở mắt và tỉnh dậy dễ dàng hơn
- Lau mồ hôi cho bé: Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi khi ngủ là chuyện thường gặp. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên chú ý, thường xuyên lau mồ hôi cho trẻ để đề phòng sốt, ho. Bên cạnh đó, cha mẹ nên lựa chọn cho bé mặc những bộ quần áo thoải mái, thoáng mát, có khả năng thấm hút cao để trẻ bớt ra mồ hôi
- Mát xa bằng khăn: Cha mẹ dùng một chiếc khăn được nhúng nước ấm lau nhẹ nhàng lên người bé. Hoặc bạn có thể tác động bằng tay, sự tiếp xúc bằng da thịt sẽ khiến bé được kích thích nhanh chóng hơn
- Trò chuyện cùng bé: Cha mẹ nên trò chuyện với bé thật nhiều, vừa giúp bé được tỉnh táo vừa kích thích não bộ bé phát triển nhanh hơn
Trong trường hợp trẻ sơ sinh ngủ li bì do những nguyên nhân nghiêm trọng kể trên, cha mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra và điều trị nhanh chóng.
Hy vọng, với những thông tin hữu ích trên, cha mẹ đã hiểu rõ được vì sao trẻ sơ sinh ngủ li bì và cần làm gì để đánh thức trẻ. Hãy luôn ở bên cạnh, chăm sóc và quan sát trẻ! Nếu thấy có bất kỳ vấn đề gì bất thường, cha mẹ không nên tự xử lý mà cần nhờ tới sự hỗ trợ của chuyên gia y tế để đảm bảo sức khỏe cho trẻ!