Nội dung chính

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có sao không? Nguyên nhân là gì?

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu khiến mẹ vô cùng lo lắng. Vậy đây có phải dấu hiệu nguy hiểm không? Mẹ cần xử lý ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có phải là dấu hiệu đáng lo?
Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có phải là dấu hiệu đáng lo?

Nguyên nhân rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu

Khi còn trong bụng mẹ, dây rốn là “cầu nối” cung cấp oxy và dinh dưỡng từ mẹ sang bé. Khi chào đời, rốn của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, cần được chăm sóc để tự rụng mà không để lại bất kỳ biến chứng nào. Rốn rỉ máu là tình trạng thường gặp trong giai đoạn rụng hay bong tróc. Mặc dù gặp tổn thương, nhưng sau một thời gian rốn trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi và liền lại. Thông thường, rốn trẻ bị chảy máu chủ yếu do những sai sót sau:

  • Miếng băng rốn của trẻ bị ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, từ đó dẫn đến chảy máu
  • Cách vệ sinh rốn cho trẻ sai cách khiến rốn bị trầy xước, tổn thương
  • Tã bỉm, áo quần vô tình cọ xát dây rốn, gây chảy máu
  • Côn trùng cắn dây rốn gây chảy máu

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có sao không?

Hiện tượng rốn trẻ sơ sinh xuất hiện rỉ máu thường không quá nghiêm trọng. Bởi việc cầm máu là khá dễ dàng, mẹ chỉ cần sử dụng một miếng gạc sạch, ấn giữ. Đồng thời, thường xuyên lau sạch vùng rốn thì sau vài ngày sẽ tự liền lại.

Rốn trẻ bị rỉ máu không phải là tình trạng quá nghiêm trọng
Rốn trẻ bị rỉ máu không phải là tình trạng quá nghiêm trọng

Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng chảy máu vùng rốn bất thường. Lúc này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời:

  • Rốn vẫn chảy máu, mặc dù đã được băng hơn 10 phút
  • Rốn rỉ máu kèm mùi hôi, vùng da xung quanh sưng đỏ. Đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé
  • Trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường như bỏ bú, quấy khóc, sốt,…

Mẹ cần làm gì khi rốn trẻ bị chảy máu?

Khi rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu, mẹ nên quan sát xem có vấn đề bất thường không, chẳng hạn như mùi hôi hay chảy mủ. Nếu chỉ đơn giản là cháy máu nhẹ, mẹ cần cầm máu và làm vệ sinh theo các bước sau:

  • Để cầm máu, bố mẹ có thể dùng băng gạc hoặc tăm bông y tế ấn nhẹ vào vùng rốn. Thao tác thực hiện cần được nhẹ nhàng, tránh gây chảy máu nhiều hơn và làm bé bị đau
  • Khi máu đã ngừng chảy, mẹ nên để vùng da rốn của trẻ được thông thoáng, không nên băng kín. Bởi điều này sẽ làm vết thương lâu khô, lâu lành hơn
  • Chú ý về trang phục, không nên cho bé mặc quần áo quá chật, gây cọ xát khiến vết thương bị chảy máu. Thay vào đó, mẹ nên chọn những trang phục rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt
  • Thay tã cho bé thường xuyên. Lưu ý nên mặc tã cho bé dưới phần rốn để tránh vi khuẩn có trong nước tiểu và phân tác động nên dây rốn gây viêm nhiễm
  • Không nên để dây rốn tiếp xúc với nước tắm trong thời gian dài. Sau khi tắm, mẹ nên dùng khăn lâu khô vùng rốn, hạn chế môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
  • Để không khiến tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu thêm trầm trọng, mẹ tuyệt đối không sử dụng chất tẩy rửa, xà phòng hay các bài thuốc lá để bôi/đắp lên vùng rốn của bé. Bởi, trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, đặc biệt là vùng da rốn, nhưng sản phẩm này có thể gây kích thích , thậm chí là nhiễm trùng. Do đó, mẹ chỉ nên vệ sinh vùng rốn của bé bằng nước sạch hoặc muối sinh lý
  • Không tác động vào cuống rốn, để rụng tự nhiên
Quá trình chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Quá trình chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Mẹo tắm cho bé không ảnh hưởng đến rốn

Các mẹ bỉm sữa thường tỏ ra khá bối rối khi tắm cho bé. Đặc biệt là khi rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu. Vậy mẹ nên tắm cho bé như thế nào để tránh ảnh hưởng đến rốn? Dưới đây là các bước tắm cho bé chưa rụng rốn đúng chuẩn mà mẹ có thể tham khảo:

Bước 1: Chuẩn bị

Để tắm cho bé, đầu tiên mẹ cần chuẩn bị các dụng cụ sau:

  • Chậu nước ấm
  • Bông tắm
  • Sữa tắm (chọn loại có độ PH phù hợp)
  • Ghế tắm
  • Dầu massage
  • Khăn lau
  • Quần áo sạch
Mẹo tắm cho bé sơ sinh không ảnh hưởng đến dây rốn
Mẹo tắm cho bé sơ sinh không ảnh hưởng đến dây rốn

Bước 2: Massage cho bé

Việc massage trước khi tắm sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, cũng như làm quen trước khi mẹ thả vào trong nước.

Bước 3: Tắm cho bé

Cách tắm khi rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu cũng không quá khác biệt so với bình thường:

  • Nhúng khăn sạch vào nước ấm, lau mắt, mặt và tai cho bé
  • Tiếp đến mẹ gội đầu cho bé, chú ý không để nước rơi vào tai
  • Làm ướt người bé, dùng bông tắm xoa bọt sữa tắm lên người bé. Chú ý làm sạch những vùng da nếp gấp như cổ chân, đầu gối, háng, cổ tay, nách và cổ
  • Rửa sạch sữa tắm trên người bé
  • Dùng khăn bao bọc cơ thể và lau khô người
  • Sau khi tắm xong, mẹ dùng bông hút làm khô phần rốn của bé
  • Dùng bông thấm dung dịch sát khuẩn (được bác sĩ chỉ định) bôi vào phần rốn
  • Bôi kem chống hăm, mặc tã và quần áo

Những lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Trong quá trình chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu, mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Chọn loại dung dịch sát trùng chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc chọn sữa tắm và các loại kem dưỡng thể cho trẻ sơ sinh
  • Gạc, bông, khăn,.. dành cho trẻ phải là những dụng cụ sạch sẽ, vô trùng
  • Trước khi vệ sinh rốn cho trẻ, mẹ cần rửa tay với dung dịch khử trùng để tránh lây nhiễm
  • Lau dùng da rốn cho trẻ nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương
  • Khi mặc quần áo hay tã bỉm hạn chế tác động đến vùng rốn

Hiện tượng rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu sẽ không quá nghiêm trọng nếu được chăm sóc và vệ sinh đúng cách. Bên cạnh đó, nếu rốn trẻ xuất hiện dấu hiệu bất thường, mẹ không nên tự xử lý, hãy đưa bé đến bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất!

Nguồn: fairview, healthline

https://www.fairview.org/patient-education/512087EN
https://www.healthline.com/health/pregnancy/newborn-belly-button-bleeding
Chia sẻ bài viết này