Nội dung chính

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng?

Dây rốn là nguồn sống của thai nhi trong suốt quá trình ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên, sau sinh bộ phận này không còn cần thiết. Vì vậy sẽ được cắt bỏ. Vậy rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng, dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc thế nào?

Chức năng của dây rốn

Trong suốt 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ, dây rốn không chỉ là điểm gắn kết giữa mẹ và con mà còn là nơi cung cấp nguồn sống cho thai. Với chiều dài khoảng 50cm, dây rốn có chức năng cung cấp dinh dưỡng, oxy và bài trừ chất thải ra ngoài.

Bộ phận này được tạo thành từ:

  • 1 tĩnh mạch mang máu giàu oxy và chất dinh dưỡng vận chuyển từ mẹ đến con thông qua nhau thai
  • 2 động mạch mang máu và các chất thải từ thai ra ngoài

Ngoài việc, vận chuyển dinh dưỡng thì cuối thai kỳ, nhau thai còn truyền kháng thể từ mẹ đến con thông qua dây rốn. Những kháng thể này sẽ giúp các bé chống lại một số bệnh lý nhiễm trùng ở 3 tháng đầu sau sinh.

Dây rốn vận chuyển dinh dưỡng cho bé
Dây rốn vận chuyển dinh dưỡng cho bé

Trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng rốn?

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo chuyên gia, thông thường rốn của các bé sơ sinh sẽ rụng trong khoảng 8-10 ngày sau sinh. Nhưng cũng có bé rụng sớm hoặc muộn. Điều này tùy thuộc vào từng cơ địa cũng như phương pháp chăm sóc, vệ sinh của mẹ.

Có trẻ rụng rốn sau khoảng 2 tuần từ khi chào đời. Tuy nhiên, đây vẫn được coi là hiện tượng bình thường nếu như tình trạng rốn khô, sạch và không có dấu hiệu viêm nhiễm.

Ngược lại nếu như rốn  bé lâu rụng kèm theo biểu hiện rỉ dịch, ra máu, có mùi hôi thì mẹ cần đưa con tới cơ sở y tế kiểm tra, tránh tình trạng nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.

Quá trình rụng rốn của trẻ sơ sinh

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng? Tìm hiểu quá trình rụng rốn dưới đây sẽ giúp mẹ có câu trả lời. Cụ thể, ngay sau khi trẻ chào đời, bác sĩ sẽ:

  • Kẹp dây rốn khoảng 3-4cm tính từ rốn của bé bằng kẹp
  • Dùng 1 kẹp khác đặt ở đầu kia của dây rốn, gần phía nhau thai
  • Sau đó, dây rốn sẽ được cắt ở phần giữa của hai cái kẹp, để lại một gốc dài khoảng 2-3cm
  • Do dây rốn không có dây thần kinh nên khi cắt trẻ sẽ không bị đau

Dấu hiệu bé sắp rụng rốn

Dây rốn của trẻ sơ sinh có màu sáng bóng và vàng. Khi chuẩn bị rụng sẽ có các dấu hiệu như sau:

  • Dây rốn chuyển sang màu nâu hoặc xám
  • Một số bé có thể chuyển sang màu xanh
  • Góc rốn khô và dần chuyển thành màu đen

Nếu thấy những dấu hiệu này tức là dây rốn của bé đã khô và sắp bước vào giai đoạn rụng bỏ.

Khi dây rốn chuyển sang màu đen tức là sắp rụng
Khi dây rốn chuyển sang màu đen tức là sắp rụng

Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng chuyên gia đã giải đáp rõ. Tuy nhiên với những trường hợp tình trạng rụng rốn diễn ra chậm hơn, kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng mẹ cần để ý. Theo thống kê, trung bình sẽ có 1 ca nhiễm trùng trên tổng số 200 ca rụng rốn. Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo tình trạng này:

  • Rốn bị sưng đỏ, chảy máu dai dẳng nhiều hơn 3 lần/ ngày
  • Xuất hiện mảnh mô màu đỏ ở phía chân rốn sau rụng, có thể bị chảy dịch vàng
  • Rốn rỉ dịch hoặc bị ẩm, có một ít mủ trên bề mặt
  • Rốn của trẻ không rụng sau 3 tuần
  • Ngoài ra bé còn xuất hiện các triệu chứng như sốt, bỏ bú, quấy khóc, sưng phồng vùng rốn và có mùi hôi

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh rụng rốn bất thường

Quá trình tìm hiểu rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng, mẹ cần biết cách nhận biết trường hợp bất thường. Theo các chuyên gia, một số nguyên nhân khiến trẻ rụng rốn lâu hơn bình thường là do:

  • Trẻ bị nhiễm trùng rốn
  • Trẻ sinh non, thiếu tháng cũng có nguy cơ rụng rốn lâu hơn các bé đủ ngày
  • Ngoài ra nếu mẹ vệ sinh, chăm sóc vùng rốn của bé sai cách, quấn băng kín rốn sẽ gây bít, lâu khô, viêm nhiễm
  • Bên cạnh đó, các bé nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch hoặc được chiếu đèn sau sinh cũng có nguy cơ gặp tình trạng này
Vệ sinh rốn sai cách có thể khiến con nhiễm trùng
Vệ sinh rốn sai cách có thể khiến con nhiễm trùng

Thông thường rốn trẻ sơ sinh sẽ rụng trong khoảng 8-10 ngày. Với các trường hợp nhiễm trùng thời gian rụng rốn sẽ lâu. Do đó mẹ cần lưu ý đặc biệt để có biện pháp xử trí kịp thời.

Làm gì để trẻ sơ sinh rụng rốn sớm và không nhiễm trùng?

Bên cạnh câu hỏi rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng, nhiều bậc phụ huynh còn thắc mắc rằng nên làm cách nào để rốn của bé mau khô và nhanh rụng hơn. Theo các bác sĩ nhi khoa, khi rốn của bé chưa rụng, mẹ cần chăm sóc, vệ sinh thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Cụ thể:

  • Mẹ cần rửa rốn hằng ngày bằng nước muối sinh lý (0,9%), để rốn hở, không quấn kín
  • Không bôi bất cứ thứ gì lên rốn của bé và luôn giữ cho khu vực này được khô thoáng để tránh nhiễm trùng
  • Nếu sau 3 tuần mà rốn của bé chưa rụng và không có dấu hiệu gì bất thường thì mẹ kiên nhẫn đợi thêm
  • Trường hợp sau 6-7 tuần mà rốn của bé chưa rụng, kèm theo dấu hiệu như sốt, chảy mủ mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ sớm hơn

Cách chăm sóc trẻ sau rụng rốn 

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau rụng cũng là vấn đề mẹ phải quan tâm. Theo chuyên gia, để đảm bảo vệ sinh mẹ nên tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Mỗi ngày nên dùng bông gạc thấm cồn 70 độ hoặc cồn i ốt để làm sạch đáy rốn. Thực hiện ngày 2 lần cho tới khi rốn bé liền sẹo hoàn toàn
  • Một lưu ý nữa cho mẹ là hãy gấp mép của tã xuống dưới rốn bé, để khu vực này luôn được thông thoáng. Thêm vào đó, nước tiểu cũng sẽ không bị dính vào cuống rốn
  • Mẹ nên cho bé mặc đồ mát mẻ, thông thoáng, không dùng băng gạc hay bất kỳ vật gì để băng bó lại
  • Ngoài ra khi tắm cho con, mẹ cần tránh để cho rốn tiếp xúc với nước quá lâu. Sau khi tắm xong thì cần lau khô
Cách chăm dây rốn đúng cách cho con
Cách chăm dây rốn đúng cách cho con

Lưu ý:

  • Khi trẻ rụng rốn mẹ sẽ thấy trên bề mặt tiết ra một ít dịch nhầy màu vàng. Đây là điều hết sức bình thường nếu không có mủ
  • Bề mặt rốn đã rụng sẽ có một lớp da mỏng bao phủ. Thậm chí đôi khi có 1 khối u màu đỏ ở trên lỗ rốn, người ta gọi đây là nụ hạt rốn. Nếu khối u này không tự biến mất sau 1 tuần thì mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ

Với thông tin này hy vọng sẽ giúp các mẹ biết được rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng. Trường hợp sau 3-4 tuần mà rốn chưa rụng kèm theo dấu hiệu bất thường thì mẹ nên đưa bé đến gặp các bác sĩ y khoa.

Tác giả Fitobimbi

Chia sẻ bài viết này