Nội dung chính

Suy dinh dưỡng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu

Trẻ biếng ăn, thiếu hụt vi chất,… có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến cha mẹ những thông tin bổ ích về nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em, dấu hiệu nhận biết, cũng như biện pháp khắc phục. Cùng theo dõi nhé!

Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp khắc phục suy dinh dưỡng ở trẻ em
Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp khắc phục suy dinh dưỡng ở trẻ em

Thế nào là trẻ suy dinh dưỡng?

Về cơ bản, suy dinh dưỡng là một chế độ ăn uống thiếu chất dẫn đến tình trạng sức khỏe kém. Chúng ta thường nghĩ đến suy dinh dưỡng vì nó liên quan đến việc trẻ em không ăn đủ các loại thực phẩm thích hợp. Ngoài ra, nó cũng có thể xảy ra khi trẻ ăn quá nhiều loại thực phẩm không phù hợp. Đáng buồn thay, những điều này cộng lại góp phần khiến hơn 170 triệu trẻ em không phát huy được hết tiềm năng của mình do chế độ dinh dưỡng kém.

Trẻ suy dinh dưỡng được phân theo 3 thể sau:

  • Suy dinh dưỡng thể thấp còi: Không đạt được chiều cao so với tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới tính
  • Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Không đạt được mức cân nặng so với tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới tính
  • Suy dinh dưỡng thể gầy còm: Được xác định khi cân nặng theo chiều cao thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng chung của trẻ cùng tuổi và giới tính
Suy dinh dưỡng là thực trạng đáng báo động ở trẻ tại Việt Nam
Suy dinh dưỡng là thực trạng đáng báo động ở trẻ tại Việt Nam

Trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng nếu được cung cấp thức ăn và dinh dưỡng cần thiết sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển vững chắc của não bộ và một loạt các kỹ năng thể chất, xã hội và cảm xúc. Suy dinh dưỡng ở trẻ em có thể làm giảm hiệu quả của hệ thống miễn dịch, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề bởi bệnh tật hoặc chấn thương. Ngoài ra, suy dinh dưỡng cũng làm tổn thương các cơ quan và não bộ, gây suy giảm khả năng nói, trí nhớ và các kỹ năng xử lý nhận thức.

Trẻ em từ 5 tuổi trở xuống đặc biệt dễ bị suy dinh dưỡng. Nếu không được tiếp cận với biện pháp khắc phục trẻ suy dinh dưỡng kịp thời, con sẽ có khả năng mắc nhiều bệnh lý, thậm chí là tử vong.

Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Gợi ý thực đơn đúng chuẩn

Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em

Trước khi tìm kiếm giải pháp cho trẻ suy dinh dưỡng, mẹ cần xác định nguyên nhân gây ra vấn đề này ở con. Trẻ bị suy dinh dưỡng có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Bữa ăn thiếu chất dinh dưỡng

Nguyên nhân này chỉ phổ biến ở những khu vực kinh tế còn yếu kém, không đủ vật chất. Bữa ăn nghèo nàn, thiếu chất có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, dẫn đến thấp còi, ốm yếu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất sau này.

Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém

Mặc dù được cung cấp thức ăn đầy đủ, một số trẻ vẫn bị suy dinh dưỡng thì nguyên nhân có thể liên quan đến khả năng hấp thụ của bé. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt các vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng thiết yếu khác cho sự phát triển và hoạt động của cơ thể.

Rất khó để xác định nguyên nhân của hội chứng này. Thường thì nó liên quan đến sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây nên bởi các bệnh lý như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, dị ứng thức ăn, rối loạn dung nạp lactose,…

Trẻ kém hấp thu có thể dẫn đến suy dinh dưỡng
Trẻ kém hấp thu có thể dẫn đến suy dinh dưỡng

Trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời có thể tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Ngoài ra, việc cho con bú không đúng cách cũng là nguyên nhân gián tiếp cho hậu quả này.

Có vấn đề về sức khỏe tâm thần

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự kỷ, chán ăn tâm thần,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến thói quen ăn uống của trẻ. Ngoài ra, trẻ bị cha mẹ ép buộc ăn quá mức cũng dễ sinh ra tâm lý sợ hãi, lâu dần sẽ dẫn tới biếng ăn, suy dinh dưỡng.

Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ khi mẹ mang thai

Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong 9 tháng 10 ngày mang thai quyết định rất lớn đến sự tăng trưởng của trẻ sau này. Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng của thai phụ là rất lớn. Nếu không được cung cấp đủ dưỡng chất ở các 4 nhóm, mẹ sẽ dễ bị thiếu năng lượng, trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.

Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng

Thông qua các biểu hiện bên ngoài, phụ huynh cũng có thể nhận ra một em bé bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, cha mẹ cần xem xét cả cân nặng và chiều cao của trẻ mới đủ cơ sở để kết luận có bị suy dinh dưỡng hay không.

Dưới đây là những biểu hiện trẻ suy dinh dưỡng giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết:

Các biểu hiện bên ngoài

  • Bắp tay, chân mềm nhão, bụng to dần
  • Kém linh hoạt, chậm chạp, ít tham gia vào các hoạt động bên ngoài hơn so với bạn bè cùng trang lứa
  • Trẻ quấy khóc nhiều
  • Kỹ năng vận động kém phát triển như chậm biết lẫy, bò, ngồi, đi, đứng. Đây là những hậu quả rõ ràng nhất ở trẻ bị suy dinh dưỡng

So sánh với cân nặng, chiều cao chuẩn của WHO

Ngoài việc quan sát các dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng kể trên, ba mẹ có thể so sánh cân nặng, chiều cao thực tế của trẻ với các chỉ số tăng trưởng ở trẻ cùng lứa tuổi. Cụ thể như sau:

  • Cân nặng theo độ tuổi: Em bé mới sinh thường có cân nặng trung bình là 3kg. Sau 5 tháng, số cân nặng có thể tăng gấp đôi, 12 tháng gấp ba. Từ giai đoạn sau 1 tuổi, cân nặng của trẻ sẽ tăng ổn định hơn, mỗi năm tăng thêm 2kg. Và khi lên 6 tuổi, trẻ phải đạt cân nặng là 20kg
  • Chiều cao theo độ tuổi: Em bé mới sinh thường dài khoảng 50cm. Khi đến tháng thứ 6, bé sẽ cao thêm khoảng 15cm. Đến khi tròn 1 tuổi, bé sẽ cao khoảng 75cm. 2 tuổi: 85cm, 3 tuổi: 95cm, 4 tuổi: 100cm. Và khi lên 8 tuổi, trẻ phải đạt chiều cao là 120cm
Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn theo WHO
Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn theo WHO

Nếu em bé của bạn có các chỉ số cân nặng và chiều cao thấp hơn đáng kể tiêu chuẩn thì đó là dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng.

✔️✔️✔️ Xem thêm:

Nhận biết biểu hiện trẻ suy dinh dưỡng qua chỉ số nhân trắc

Nhân trắc học dinh dưỡng là phương pháp đo cấu trúc và kích thước cơ thể. Thông qua chỉ số này, cha mẹ có thể biết chính xác trẻ bị suy dinh dưỡng thể gì. 

Viện dinh dưỡng Quốc gia sẽ dựa vào đơn vị đo độ lệch chuẩn (Z-Score) của 4 chỉ số: BMI theo tuổi, cân nặng theo chiều cao, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo tuổi. Trong đó, chỉ số BMI sẽ được tính toán dựa trên công thức: Chỉ số BMI= Cân nặng (kg)/(Chiều cao (m)*Chiều cao (m)).

Biện pháp khắc phục trẻ suy dinh dưỡng

Để xử lý, cha mẹ cần xác định nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em. Thông qua kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ xây dựng kế hoạch thực đơn, cũng như cách chăm sóc toàn diện giúp trẻ phục hồi sức khỏe và phát triển ổn định.

Lên kế hoạch chăm sóc

Dựa trên bảng kế hoạch chăm sóc, phụ huynh có thể dễ dàng xác định được mục tiêu, cũng như các biện pháp khắc phục trẻ suy dinh dưỡng theo từng trường hợp cụ thể. Trẻ suy dinh dưỡng nặng sẽ có chế độ ăn uống đặc biệt hơn.

Chế độ ăn uống

Giải pháp cho trẻ suy dinh dưỡng thường được bác sĩ khuyên đó là xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh. Một chế độ ăn uống hợp lý cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm 4 nhóm chất, cũng như nhu cầu về năng lượng. 

Mẹ hãy cố gắng cho bé ăn thêm các bữa phụ, thay vì chỉ cố định 3 bữa chính/ngày.  Thực đơn bữa phụ của bé có thể là một hũ sữa chua, váng sữa, bánh bông lan,.. Còn đối với các bữa chính trong ngày thì cần yêu cầu đa dạng, cả về thực phẩm lẫn cách chế biến. Điều này giúp bé tìm lại được cảm giác ăn uống, bé ăn nhiều hơn và vui vẻ hơn.

Chế độ ăn uống của trẻ suy dinh dưỡng
Chế độ ăn uống của trẻ suy dinh dưỡng

4 nhóm chất cần có trong thực đơn của trẻ suy dinh dưỡng là:

  • Vitamin và khoáng chất: Cam, quýt, hoa quả có màu vàng và các loại rau có màu xanh đậm,…
  • Chất béo: Mỡ động vật hoặc dầu thực vật
  • Chất đậm: Sữa, trứng, cá, thịt,…
  • Chất bột: Các loại hạt, gạo, mì,…

Tăng năng lượng cho bé

Dầu mỡ từ cá hồi hay từ nguồn thực phẩm không chỉ tốt cho quá trình hấp thu vitamin và khoáng chất trong cơ thể, mà nó còn rất tốt cho cấu trúc não bộ ở trẻ. Vì vậy, nhu cầu năng lượng cho trẻ suy dinh dưỡng cần tăng gấp 2 so với nhu cầu về chất bột và chất đạm.

Bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn các nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp khắc phục trẻ suy dinh dưỡng. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé yêu!

Chia sẻ bài viết này