Nội dung chính

10 Cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ hiệu quả tại nhà

Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng có thể cải thiện mà không cần tới điều trị. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sức khỏe của bé có thể nguy hiểm. Dưới đây là những cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ mà mẹ có thể áp dụng tại nhà.

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách xử lý

8 cach chua chuon bung day hoi o tre

1. Massage bụng cho bé

Cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ đầu tiên mà mẹ có thể áp dụng đó là massage vùng bụng cho bé. Cách làm này sẽ giúp làm giảm lượng khí, kiểm soát triệu chứng đầy bụng, khó chịu hiệu quả.

Massage giúp trẻ tống đẩy khí thừa ra ngoài
Massage giúp trẻ tống đẩy khí thừa ra ngoài

Cách thực hiện:

  • Mẹ dùng đầu ngón tay đặt lên bụng bé
  • Sau đó xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài
  • Thực hiện như vậy 8-10 lần để cải thiện triệu chứng căng trướng bụng

Lưu ý: Trong quá trình massage mẹ nên thêm một ít dầu lên tay. Để khi chạm vào da bé sẽ không ma sát khiến trẻ bị đau. Bên cạnh đó để tăng hiệu quả, mẹ có thể thêm 1-2 giọt tinh dầu tràm rồi tiến hành massage.

tong khi thua ra ngoai mang lai cam giac de chiu cho con

2. Cách trị đầy hơi cho bé bằng chườm nóng

Bé bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao? Mẹ có thể tiến hành chườm nóng cho con. Cách làm này chẳng những đơn giản, hiệu quả mà còn giúp giảm khí thừa trong bụng hiệu quả.

Cách làm:

  • Trước tiên mẹ cần lấy 2 khăn tay nhúng vào nước nóng sau đó vắt khô
  • Kiểm tra độ nóng phù hợp để không làm bỏng da bé
  • Gắp gọn 1 khăn rồi đặt lên bụng của trẻ, khăn kia quấn quanh vòng bụng để cố định lại

3. Vỗ ợ hơi cho trẻ

Vỗ ợ hơi là cách chữa đầy bụng cho bé được nhiều mẹ bỉm áp dụng. Dưới đây là những cách vỗ ợ hơi để chữa chướng bụng cho con

  • Bế trẻ ngồi thẳng, đặt bé vào trong lòng sao cho người bé ngả về phía trước. Dùng cả bàn tay của mẹ đặt ngang ngực rồi vỗ và xoa quanh lưng
  • Bế trẻ dựng đứng sao cho đầu bé ngả vào vai mẹ, hai tay duỗi sang hai bên. Mẹ dùng một tay ôm mông, một tay xoa lưng theo chiều kim đồng hồ
  • Mẹ cũng có thể đặt trẻ nằm úp trong lòng rồi giữ thật chặt. Nhẹ nhàng xoa và vỗ lưng. Động tác này sẽ khiến áp lực từ đùi của mẹ tác động lên bụng của con, giúp trẻ ợ hơi hiệu quả

4. Giúp trẻ xì hơi

Một trong những cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ mà mẹ có thể áp dụng tại nhà là giúp các bé xì hơi. Biện pháp này chẳng những giúp cho khí thừa được tống ra ngoài mà còn mang đến cảm giác dễ chịu cho con.

Để bé xì hơi hiệu quả mẹ hãy thực hiện động tác đạp xe bằng cách đặt trẻ nằm ngửa, nắm chặt phần chân gần đầu gối. Từ từ đẩy một chân lên ngực, chân kia xuống dưới. Cứ như vậy rồi đổi bên sẽ giúp lượng khí trong bụng của trẻ được đẩy hết ra.

Làm sao biết trẻ sơ sinh đã ợ hơi? Dấu hiệu mẹ cần lưu ý

Động tác đạp xe giúp bé bớt đầy hơi
Động tác đạp xe giúp bé bớt đầy hơi

5. Cho bé bú đúng tư thế

Trẻ bú sau tư thế có thể nuốt một lượng lớn không khí vào bụng gây đầy bụng, chướng hơi. Vì vậy khi cho con bú mẹ nên bỏ túi những méo dưới đây.

  • Đối với trẻ bú mẹ, khi bú nên giữ đầu bé cao hơn dạ dày.
  • Nếu bé bú bình mẹ nên nghiêng bình sữa 1 góc 45 độ, để sữa ngập núm

Như vậy sẽ giúp hạn chế lượng khí nuốt phải.

6. Lựa chọn loại sữa thân thiện với hệ tiêu hóa

Trẻ bị đầy bụng, chướng hơi ngoài nguyên nhân sinh lý thì còn có thể là do dị ứng với đạm trong sữa. Do đó, nếu trẻ uống sữa công thức mẹ nên tiến hành đổi sữa. Ưu tiên lựa chọn đạm A2 thân thiện với hệ tiêu hóa hoặc những loại sữa chuyên dành cho trẻ đầy bụng, khó tiêu.

Với trường hợp bú mẹ, cần thay đổi lại chế độ ăn uống hàng ngày. Hạn chế thực phẩm khó tiêu, dễ gây đầy bụng chẳng hạn như đồ chiên rán, thức ăn nhanh, đồ uống có gas,….

7. Uống nước ấm ngâm vỏ quýt và cam

Theo Đông y, vỏ quýt và cam khi phơi khô sẽ có tác dụng chữa chứng tiêu chảy, ợ nóng, khó tiêu. Vì vậy các bậc phụ huynh có thể sử dụng nguyên liệu này để chữa đầy bụng cho bé.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vỏ cam và quýt khô với nước ấm
  • Tiếp đó thái mỏng, cho vào nước sôi, đậy nắp hãm từ 15-20 phút
  • Sau đó chắt nước và cho bé dùng ngay khi còn ấm

8. Uống nước lá tía tô

Từ xưa các mẹ đã biết tận dụng những lá tía tô trong vườn để chữa chướng bụng, đầy hơi. Theo chuyên gia, lá tía tô có tính ấm, tác dụng hỗ trợ giải độc, đầy hơi hiệu quả. Do đó nếu chưa biết cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ mẹ có thể thử cách này.

Cách thực hiện:

  • Dùng 30g lá tía tô đem rửa sạch rồi ngâm nước muối
  • Giã nát và vắt lấy nước cốt của lá tía tô, đem đi hấp cách thủy
  • Cho con uống khi còn ấm để tăng hiệu quả

9. Dùng nước gừng

Gừng có tính ấm, vị cay, tác dụng chữa chứng đầy bụng, buồn nôn. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong thảo dược này còn có công dụng giải độc, kích thích tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn. Vì vậy khi trẻ bị chứng đầy hơi mẹ có thể cho con ngậm vài lát gừng hoặc uống nước trà để giảm thiểu bệnh.

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 10g gừng khô đem hãm với 100ml nước
  • Sau đó lọc ra rồi cho bé uống ngay khi còn ấm

gung chua day bung buon non

10. Dùng củ hành hoặc tỏi

Ngoài những cách chữa đầy bụng cho trẻ ở trên mẹ cũng có thể tận dụng ngay 1 nguyên liệu có sẵn trong nhà đó là tỏi tươi. Theo chuyên gia, tỏi chứa rất nhiều kháng sinh tự nhiên, có khả năng cải thiện tiêu hóa, giảm lượng khí được sinh ra do thức ăn nằm lâu trong dạ dày.

Cách làm:

  • Mẹ chỉ cần nướng chín tỏi rồi bọc vào vải
  • Chườm lên bụng bé sẽ giúp cải thiện tình trạng chướng hơi
  • Lưu ý: Cha mẹ không nên đặt tỏi trực tiếp lên da của bé vì nó có thể gây bỏng và làm da bé tổn thương

Lưu ý khi áp dụng cách trị đầy hơi cho bé

Để cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ đạt hiệu quả, mẹ cần lưu ý những việc như sau:

  • Các biện pháp này chỉ thích hợp với những trường hợp đầy hơi thông thường. Nếu như bé có dấu hiệu chuyển nặng kèm theo tiêu chảy thì cần đưa đến bác sĩ
  • Ngoài việc áp dụng cách trị đầy hơi cho bé mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Tăng cường bổ sung rau xanh và thức ăn mềm đồng thời tránh xa dầu mỡ
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc chống đầy hơi cho trẻ. Vì điều này có thể gây ra hậu quả không mong muốn

Trên đây là 10 cách chữa chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ. Hy vọng với kiến thức này sẽ giúp mẹ bỉm biết cách khắc phục, để bé ăn ngon.

Chia sẻ bài viết này