Bước sang tháng thứ 6 cũng là lúc mẹ loay hoay tìm kiếm thực đơn ăn dặm phù hợp. Dưới đây là 30 mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng được các mẹ bỉm chia sẻ.
- 12 loại hạt ăn dặm giúp bé phát triển trí não, thể lực
- Nên cho trẻ ăn bột hay cháo rây trong quá trình ăn dặm
Vì sao trẻ ăn dặm vào tháng thứ 6?
Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo giúp bé dễ tiêu và hấp thụ dinh dưỡng. Nhưng khi được 6 tháng tuổi, lượng sữa này sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của con. Do đó nếu không bổ sung từ ngoài bé sẽ thiếu hụt dinh dưỡng, chậm lớn, ngừng phát triển.
Để chắc chắn xem, bé 6 tháng tuổi sẵn sàng cho việc tập ăn hay chưa mẹ có thể dựa vào dấu hiệu như:
- Bé có thể ngồi nếu có hỗ trợ từ mẹ
- Bé tỏ ra thích thú với các loại thức ăn
- Bé bú mẹ nhiều hơn, ngày 8-10 cữ
- Bé biết dùng tay để cầm nắm và cho đồ vật lên miệng
Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Việc lên thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:
- 6 tháng tuổi hệ tiêu hóa đang hoàn thiện. Vì vậy mẹ nên hạn chế cho con dùng thức ăn đặc hoặc rắn. Thay vào đó, hãy chuẩn bị những thức ăn mềm, dễ tiêu được xay hoặc nghiền mịn.
- Thông thường bữa ăn đầu tiên của trẻ 6 tháng bắt đầu bằng bột gạo đã nghiền và lọc mịn. Sau đó tăng dần độ thô theo sở thích và khả năng cảm nhận của con.
- Khi trẻ đã quen cháo trắng, mẹ hãy cho con ăn kèm rau, củ, trái cây đã được nghiền hoặc ép nước. Mỗi lần mẹ hãy trổ tài làm một món mới để bé cảm nhận mùi vị khác nhau.
- Lưu ý với bé 6 tháng mẹ không nên dùng gia vị nêm nếm thức ăn. Hãy để cho bé làm quen với cháo có vị ngọt gần giống sữa mẹ.
Trẻ 6 tháng nên ăn gì trong thực đơn hàng ngày?
Khi mới bước vào giai đoạn tập ăn, sữa mẹ vẫn là thực phẩm chiếm 3/4 tổng lượng thức ăn mỗi ngày. Tuy nhiên lúc này mẹ hãy chớp lấy thời cơ để bé làm quen với nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Cụ thể trẻ 6 tháng tuổi có thể ăn được những loại thực phẩm dưới đây.
- Ngũ cốc: Phụ huynh có thể sử dụng các loại ngũ cốc để nấu cháo hoặc bột cho bé tập ăn.
- Chất đạm: Với bé 6 tháng ban đầu mẹ nên dùng nước luộc thịt nấu cháo. Sau khi con đã làm quen thì xay thật nhuyễn cho bé ăn cùng. Các loại thịt như heo, bò, gà, cá là nguồn bổ sung sắt, kẽm dồi dào.
- Chất béo: Giai đoạn 6 tháng, chỉ cần thêm 1 thìa dầu vào cháo hoặc bột là bé đã đủ chất béo phát triển. Ngoài dầu, chất béo còn có trong các thực phẩm ăn dặm như thịt, tôm, trứng,…
- Trái cây: Mẹ cũng có thể cho bé 6 tháng ăn thử một chút trái cây như chuối, quýt, táo để bổ sung vitamin và khoáng chất
- Rau, củ, quả: Các loại rau xanh như cà rốt, bí ngô, rau cải nên được tăng cường cùng với cháo xay để bổ sung chất xơ hữu hiệu cho bé
- Sữa: Bé 6 tháng tuổi cần bú mẹ liên tục vì đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong giai đoạn này. Ngoài sữa mẹ, trẻ 6 tháng có thể dùng thêm sữa công thức hoặc sữa bột
Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Bước vào giai đoạn tập ăn ngoài việc xây dựng thực đơn mẹ nên thiết lập thời gian ăn uống khoa học. Cụ thể:
2 tuần đầu:
- 7-8h: Cho bé uống sữa
- 9h30-10h: Cho bé ăn bột hoặc cháo
- 11h: Cho bé uống sữa và ngủ trưa
- 14h: Khi bé ngủ dậy thì bổ sung 120-150ml sữa
- 14h-15h30: Cho bé vui chơi
- 17h: Cho bé uống sữa và ngủ 1 giấc ngắn
- 20h: Cho bé uống 120ml sữa
- 20h30: Cho bé ngủ
2 tuần cuối:
- 7h30: Cho bé ti mẹ
- 9h30-10h: Cho bé ngủ 1 giấc ngắn
- 10h30: Cho con ăn bột hoặc cháo
- 11-11h30: Cho bé ti mẹ
- 12h-2h30: Bé ngủ trưa khoảng 2-3h
- 14h30-15h: Cho bé ti mẹ và chơi
- 16h-16h30: Cho bé ăn bữa phụ như bánh mỳ, rau củ quả
- 17h-17h30: Cho bé ngủ 1 giấc ngắn
- 18h30: Cho bé ti mẹ và chơi
- 19h30: Cho bé ti cữ cuối
- 20h-20h30: Cho bé đi ngủ
‘‘Muôn vàn’’ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Nếu vẫn chưa biết thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng làm như thế nào mẹ bỉm có thể bỏ túi 3 mẫu dưới đây.
Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật là cách ăn mà các mẹ bỉm thi nhau áp dụng. Với phương pháp này bé sẽ làm quen thực phẩm riêng biệt, phát huy bản tính độc lập và khả năng nhai nuốt tốt.
- Ngày 1, 2: Bé ăn cháo trắng tỉ lệ 1:10 và nước ép táo
- Ngày 3: Bé ăn cháo trắng với nước dashi rau củ và cà rốt nghiền
- Ngày 4: Ăn Avocado với sữa
- Ngày 5: Bé ăn cháo tỉ lệ 1:10, nước dashi cá bào rong biển và bí ngòi nghiền
- Ngày 6: Bé ăn cháo củ cải, bí đỏ và nước dashi
- Ngày 7: Bé ăn ngô nghiền, cháo và su su xay
- Ngày 8: Bé ăn cải bó xôi nghiền, bí xay say, cháo 1:9
- Ngày 9: Bé ăn khoai lang trộn sữa mẹ
- Ngày 10: Bé ăn ngô bao tử nghiền
- Ngày 11: Bé ăn cháo nấu dầu oliu, nước Dashi, rau ngót nghiền
- Ngày 12: Bé ăn khoai tây trộn sữa mẹ
- Ngày 13: Cháo trắng, bắp cải nghiền, cà chua
- Ngày 14: Táo và chuối nghiền sữa, súp kem gà, phomai
- Ngày 15: Cháo rau mầm cải ngọt, nước ép đào và cà chua
- Ngày 16: Nước ép nho, khoai lang tím, cháo rau mầm
- Ngày 17: Sữa bí đỏ nấu cùng đậu Hà Lan
- Ngày 18: Cháo trắng nấu lòng đỏ trứng thêm chút dầu ăn, nước ép lê
- Ngày 19: Cháo + dầu oliu, cải chíp nấu canh, nước ép táo
- Ngày 20: Mận đen nghiền, cháo cà rốt +dầu ăn
- Ngày 21: Bánh mì trộn sữa
- Ngày 22: Cháo + Dầu óc chó; bí đỏ nghiền, hạt kê
- Ngày 23: Cháo yến mạch, súp lơ xanh, bắp cải tím
- Ngày 24: Cháo Quinoa, súp lơ trắng, kale
- Ngày 25: Cháo kê
- Ngày 26: Cháo đậu xanh nấu rau má
- Ngày 27: Cháo mồng tơi, bí đao
- Ngày 28: Súp yến mạch, khoai lang, đu đủ, hạt chia
- Ngày 29: Cháo đậu que, hành tây, phô mai
- Ngày 30: Súp bánh mì với sữa, táo nghiền
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân BLW
BLW là hình thức cho bé ăn dặm bỏ qua giai đoạn nghiền nát thức ăn chuyển sang nấu chín, cho bé cầm tay. Với bé 6 tháng mẹ có thể tham khảo thực đơn 30 ngày tăng cân dưới đây.
- Ngày 1: Súp lơ luộc, bí ngòi luộc, ớt chuông hấp
- Ngày 2: Măng tây hấp, cà rốt, súp lơ luộc
- Ngày 3: Bí đỏ, bí ngòi, khoai lang hấp, cá nướng
- Ngày 4: Cá hồi chiên, cà rốt, đậu Hà Lan, khoai tây luộc
- Ngày 5: Măng tây, súp lơ luộc, trứng gà rán
- Ngày 6: Măng tây, cà rốt, đậu đũa hấp, dưa chuột thái que
- Ngày 7: Bánh ngô chiên, khoai lang, măng tây nướng
- Ngày 8: Khoai tây cuộn thịt bò rắc cùng phô mai, bó đỏ hấp
- Ngày 9: Thịt viên chiên, củ cải, măng tây hấp
- Ngày 10: Gà băm cùng mộc nhĩ, nấm hương đem viên và chiên, khoai tây và bí đỏ hấp
- Ngày 11: Mướp hấp, cà rốt, đậu đũa hấp, xoài
- Ngày 12: Đu đủ, cà chua, bí xanh, su su hấp
- Ngày 13: Hành tây hấp, mướp, bầu, cà rốt luộc, xoài
- Ngày 14: Bầu trắng, cà chua hấp, đậu đũa luộc, cơm nát cuộn
- Ngày 15: Bí xanh hấp, hành tây hấp, đậu đũa luộc, xoài
- Ngày 16: Dưa chuột, đu đủ, cơm nát cuộn rong biển, hành tây hấp
- Ngày 17: Gà rang, cà rốt, khoai tây nướng, kiwi
- Ngày 18: Bí xanh luộc, súp lơ hấp
- Ngày 19: Măng tây luộc, cà tím nướng, dưa lưới
- Ngày 20: Bánh mì, bông cải trắng hấp, măng tây xào
- Ngày 21: Cơm nát trộn, cánh gà chiên, dâu tây
- Ngày 22: Bánh mì nướng, cà rốt hấp, chuối
- Ngày 23: Khoai lang nướng, thịt gà luộc, xoài
- Ngày 24: Bí đỏ hấp, đậu cove luộc, bơ
- Ngày 25: Su su, bắp cải luộc, táo nướng
- Ngày 26: Đậu Hà Lan hấp, khoai tây chiên, táo nướng
- Ngày 27: Măng tây luộc, cánh gà nướng, kiwi
- Ngày 28: Bánh mì, cà rốt hấp, kiwi
- Ngày 29: Đậu đũa hấp, bánh mì, cà rốt luộc, cam
- Ngày 30: Cơm trộn củ quả, cánh gà chiên, dâu tây
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo tuần của Viện Dinh Dưỡng
Để có chế độ ăn dặm bổ dưỡng cho bé 6 tháng, Viện Dinh Dưỡng đã chia sẻ thực đơn theo tuần như sau:
Thứ hai, thứ 4:
- 6h: Bú mẹ và uống 150ml sữa
- 9h: Ăn bột thịt lợn và dầu oliu, thêm 1 thìa cà phê rau xanh
- 10h: Ăn 1/3 quả chuối
- 11h: Bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức
- 14h: Bột gạo nấu rau xanh, quấy cùng sữa
- 16h: Uống nước cam
- 18h: Bú mẹ hoặc sữa công thức
Thứ 3, thứ 5:
- 6h: Bú mẹ và uống sữa công thức
- 9h: Ăn bột thịt gà nấu với rau xanh
- 10h: Ăn đu đủ chín
- 11h: Bú mẹ hoặc dùng sữa ngoài
- 14h: Ăn bột thịt lợn, thêm dầu oliu và ít rau xanh
- 16h: Ăn cam
- 18h: Bú mẹ
Thứ sáu, chủ nhật:
- 6h: Bú mẹ
- 9h: Ăn bột gạo nấu rau xanh
- 10h: Ăn 1/3 quả hồng xiêm
- 11h: Bú mẹ hoặc uống sữa ngoài
- 14h: Ăn bột thịt gà, dầu ăn và rau xanh
- 16h: Uống nước cam
- 18h: Bú mẹ hoặc uống sữa ngoài khoảng 200ml
Ngày thứ 7:
- 6h: Bú mẹ
- 9h: Ăn bột trứng
- 10h: Ăn 50g xoài
- 11h: Bú mẹ hoặc uống sữa ngoài
- 14h: Ăn bột gạo nấu rau ngót thêm 3 thìa sữa
- 16h: Uống nước cam
- 18h: Bú mẹ
Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Mặc dù chế biến món ăn cho bé 6 tháng không cầu kỳ quá nhưng mẹ vẫn phải nắm vững những vấn đề sau:
- Không dùng nước lạnh nấu cháo: Việc dùng nước lạnh nấu cháo sẽ khiến hạt gạo ngấm nước, trương lên kéo theo đó là chất dinh dưỡng bị nở ra. Hơn nữa nấu nước lạnh cũng mất rất nhiều thời gian và khiến món ăn mất đi hương vị
- Không đun nhiều lần trong 1 ngày: Bé 6 tháng ăn rất ít vì vậy khi nấu cháo mẹ nên cân nhắc vừa đủ. Tránh việc bảo quản trong tủ, hâm đi hâm lại nhiều lần trong ngày. Như thế cháo vừa mất độ thơm ngon vừa bay hết vitamin và khoáng chất
- Chọn rau củ theo mùa: Việc chọn rau củ theo mùa vừa đảm bảo độ tươi ngon lại tránh dư thừa thuốc bảo vệ thực vật. Do đó tốt nhất mẹ hãy chọn rau, củ, quả tự trồng theo phương pháp hữu cơ
- Không rã đông bằng nước nóng: Việc rã đông bằng nước nóng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm hỏng thực phẩm, khiến bé dễ bị tiêu chảy. Hơn nữa, rã đông đột ngột còn khiến các chất dinh dưỡng bốc hơi và hao hụt đi
Trên đây là những thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng. Hy vọng với kiến thức này mẹ bỉm sẽ biết biến tấu và lên thực đơn hợp lý.