Nội dung chính

Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh: Phân biệt với vàng da bệnh lý

Vàng da ở trẻ sơ sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp. Thế nhưng, một số trường hợp trẻ bị vàng da là do bệnh lý. Vì vậy, việc hiểu rõ vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh khác gì với vàng da do bệnh lý là vô cùng quan trọng.

Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh: Phân biệt với vàng da bệnh lý và cách chăm sóc
Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh: Phân biệt với vàng da bệnh lý và cách chăm sóc

Hiện tượng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh

Vàng da, dân gian thường gọi là hoàng đản, là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng này xuất hiện từ 48 – 72 giờ sau sinh, kéo dài 1 – 2 tuần. Vàng da sinh lý bắt đầu ở vùng mắt và củng mạc mắt. Sau đó lan xuống ngực, bụng và thậm chí là cả chân tay.

Với trẻ sinh non, 80% trẻ có biểu hiện vàng da. Tỷ lệ này thường thấp hơn đối với trẻ sinh đủ tháng. Có hai loại vàng da ở trẻ sơ sinh: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Trong đó, đa phần trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý, con số đó chiếm khoảng 75%. Vàng da sih lý ở trẻ sơ sinh có biểu hiện nhẹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe, thường tự hết mà không cần điều trị.

Phân biệt vàng da sinh lý với vàng da do bệnh lý

Vàng da do bệnh lý có thể khiến trẻ bị hôn mê, co giật. Vì vậy, cha mẹ cần phân biệt rõ hai loại vàng da này ở trẻ sơ sinh để có biện pháp can thiệp phù hợp:

Vàng da sinh lý

Nếu tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh xuất hiện sau khi sinh 1 – 2 ngày và biến mất trong vòng 2 tuần đối với trẻ sinh non và 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng thì được coi là vàng da sinh lý.

Trẻ bị vàng da sinh lý thường chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ và không kèm theo các triệu chứng bất thường khác như: lừ đừ, thiếu máu, bỏ bú,… Bên cạnh biểu hiện da “nhuộm” vàng, trẻ có thể đi tiểu ra màu vàng hoặc sẫm màu.

Vàng da sinh lý
Vàng da sinh lý

Vàng da bệnh lý

Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ sơ sinh bị vàng da có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm. Trẻ được xem là mắc vàng da bệnh lý nếu có những biểu hiện sau:

  • Hiện tượng vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh
  • Không biến mất sau 1 – 2 tuần
  • Mức độ vàng da nặng hơn, cả củng mạc mắt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gần như toàn thân
  • Kèm theo các triệu chứng bất thường như co giật, lừ đừ, bỏ bú,…
  • Khi làm xét nghiệm cho kết quả nồng độ Bilirubin trong máu cao
Vàng da bệnh lý
Vàng da bệnh lý

Khác với vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh, vàng da do bệnh lý không thể tự hết mà cần được điều trị. Trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc thần kinh, tổn thương não, thậm chí gây đe dọa tới tính mạng.

Nguyên nhân vàng da sinh lý trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị vàng da có thể do những nguyên nhân sau:

Tăng sản xuất bilirubin

Sự tăng Bilirubin trong máu là nguyên nhân chính gây vàng da ở trẻ sơ sinh. Bilirubin là sắc tố có màu vàng, được hình thành trong quá trình phá vỡ và thay mới hầu cầu trong máu. Các nguyên nhân gây tăng sự sản sinh Bilirubin trong máu trẻ bao gồm:

Tăng sản xuất bilirubin
Tăng sản xuất bilirubin
  • Bất đồng nhóm máu mẹ con: Sự bất tương hợp về nhóm máu giữa mẹ và con khiến hệ miễn dịch của mẹ có thể phá hủy hồng cầu của con. Thường gặp là bất đồng nhóm máu mẹ – con hệ Rh (mẹ nhóm máu Rh âm và con nhóm máu Rh dương) hoặc nhóm máu mẹ – con hệ ABO (mẹ nhóm máu O, con nhóm máu A hoặc B)
  • Bệnh lý tại hồng hồng khiến Bilirubin dễ bị phá vỡ: Thalassemia, bệnh lý màng hồng cầu, thiếu men G6PD
  • Vết bầm máu to ở trẻ sơ sinh

Giảm chức năng chuyển hóa bilirubin

Giảm chức năng chuyển hóa bilirubin có liên quan đến một số bệnh lý như: trẻ thiếu hụt hooc-môn, trẻ sinh non, rối loạn chuyển hóa tyrosin, methionin, thiếu α1 antitrypsin, suy giảm bẩm sinh, galactosemia hoặc mẹ bị chứng đái tháo đường thai kỳ.

Tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột

Những trẻ sinh ra bị tắc ruột phân su, phình đại tràng bẩm sinh, tắc ruột non, hẹp môn vị hoặc sử dụng thuốc gây liệt ruột đều có nguy cơ tăng tái hấp thu bilirubin từ ruột, dẫn đến hiện tượng vàng da.

Vàng da sữa mẹ

Trẻ bú không đủ do gặp khó khăn khi bú hoặc sữa mẹ về chưa đủ có thể dẫn đến tình trạng mất nước, thiếu năng lượng. Điều này làm tăng quá trình tái hấp thu bilirubin từ ruột gây vàng da.

Cách điều trị vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh

Với trường hợp vàng da nhẹ, trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Dưới đây là một số cách điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh:

Tắm nắng

Không chỉ cải thiện tình trạng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh, tắm nắng còn giúp bổ sung vitamin D3, từ đó tăng cường hấp thu canxi và phốt pho trong xương của trẻ. Mẹ nên tắm nắng cho trẻ đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất.

  • Cho bé làm quen dần trước tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp
  • Chỉ nên cho bé tắm nắng từ 15 – 20 phút
  • Thời gian tắm nắng được bác sĩ khuyến nghị là vào buổi sáng, khoảng 7 – 9h và buổi chiều, khoảng 16 – 17h
Cho trẻ sơ sinh tắm nắng
Cho trẻ sơ sinh tắm nắng

Cho bé bú nhiều sữa mẹ

Sữa mẹ là biện pháp hỗ trợ điều trị vàng da sinh lý trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn. Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều dinh dưỡng, giúp bé phát triển, đồng thời hoàn thiện chức năng của các cơ quan trong cơ thể, bao gồm gan. Khi chức năng gan hoàn thiện, bilirubin sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể, từ đó hiện tượng vàng da cũng được cải thiện đáng kể.

Mẹ uống nước ép lúa mì

Lúa mì có khả năng thải độc hiệu quả. Vì vậy, mẹ nên uống nước ép lúa mạch thường xuyên để cải thiện chất lượng sữa, giúp bé hết vàng da.

Cho trẻ tắm lá

Tắm lá thảo dược là phương pháp chữa vàng da sinh lý được nhiều mẹ quan tâm. Trong đó, trà xanh và cỏ mần trầu là hai loại thảo dược được nhắc tới nhiều nhất. Chúng được biết với tác dụng kháng khuẩn, tăng đề kháng. Qua đó hỗ trợ điều trị vàng da sinh lý hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 60g cỏ mần trầu hoặc 100g lá trà xanh tươi
  • Đem rửa sạch, ngâm nước muối, sau đó đem sắc lấy nước
  • Bỏ phần bã, phần nước thảo dược đem pha với nước ấm rồi cho tắm cho bé
  • Thực hiện liên tục 2 – 3 lần/tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất

Trên đây là một số thông tin về hiện tượng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh. Mong rằng, với chia sẻ này mẹ sẽ trang bị được thêm những kiến thức hữu ích khi chăm sóc bé yêu!

Chia sẻ bài viết này