Nội dung chính

5 mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh hiệu quả và dễ làm nhất

Trẻ sơ sinh thở khò khè do rất nhiều nguyên nhân, trong đó, một số nguyên nhân thường được nhắc đến đó là dị ứng, cảm cúm, cảm lạnh, bệnh lý liên quan đến đường hô hấp… Trong bài viết này, Fitobimbi sẽ cùng các mẹ tìm hiểu mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh hiệu quả và dễ làm ngay tại nhà.

>>> Xem nhiều hơn:

Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh
Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khò khè

Mẹ cũng biết rằng, cơ thể trẻ sơ sinh còn non yếu cho nên thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó, vấn đề về đường hô hấp là phổ biến là thở khò khè như có đờm. Có trường hợp trẻ bị nặng sẽ có tiếng thở khò khè như gắng gượng và dài hơi hơn. Một số nguyên nhân thường được đề cập đến khi trẻ sơ sinh bị khò khè là:

Trào ngược dạ dày thực quản: Trẻ sơ sinh bị khò khè cũng có thể do trào ngược dạ dày thực quản gây nên. Khi một lượng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, trẻ có thể hít phải lượng nhỏ chất lỏng vào phổi, sau đó, lượng axit dạ dày gây kích ứng, sưng phù đường hô hấp dẫn đến hiện tượng thở khò khè.

Trẻ sơ sinh thở khò khè do bị trào ngược dạ dày thực quản
Trẻ sơ sinh thở khò khè do bị trào ngược dạ dày thực quản

Hen phế quản/hen suyễn: Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết khi trẻ sơ sinh bị hen phế quản đó là thở khò khè. Khi bị hen phế quản, đường thở của trẻ bị phù nề, thu hẹp lại, do đó, khi không khí đi qua sẽ phát ra âm thanh rít, khò khè.

Nhiễm trùng đường hô hấp: Khi trẻ sơ sinh thở khò khè có thể do bị nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc dưới, bao gồm: viêm amidan, viêm thanh quản, viêm họng, cảm cúm thông thường, viêm phổi, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản.

Mềm sụn thanh quản: Trẻ sơ sinh thở khò khè có thể do bất thường bẩm sinh khiến cấu trúc thượng thanh môn mềm và thanh quản bị xẹp vào trong. Bất thường đó gọi là mềm sụn thanh quản, tỷ lệ bị dị tật ở bé trai thường cao gấp đôi so với bé gái. Có khoảng 80 – 100% ca bệnh đi kèm với tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Khi trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng (khói thuốc, bụi bẩn, phấn hoa…), cơ thể sẽ tiết ra đờm và dịch nhầy nhiều hơn. Trong khi đó, trẻ sơ sinh không thể tự làm sạch cổ họng như người lớn, cho nên, đờm, dịch nhầy sẽ tích tụ khiến đường thở tắc nghẽn và trẻ thở khò khè.

Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân kể trên, trẻ sơ sinh thở khò khè có thể do có khối u ở phổi/phế quản/khí quản, bệnh lý tim mạch, dị tật hộp sọ, ho gà, dị vật trong đường hô hấp, tim bẩm sinh…

Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh

Dân gian thường sử dụng những nguyên liệu tự nhiên, lành tính, dễ kiếm để chữa bệnh đường hô hấp cho trẻ sơ sinh, trong đó có chữa thở khò khè như có đờm. Một số mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh được áp dụng phổ biến là: mật ong, gừng, chanh, dầu khuynh diệp.

Mật ong

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn cao cùng chất chống oxy hóa nên cải thiện tốt triệu chứng đau họng, ho, khò khè… Ngoài ra, mật ong còn có thành phần giúp làm dịu màng nhầy ở cổ họng gây nên những cơn ho, giảm khó chịu, từ đó cải thiện giấc ngủ cho trẻ sơ sinh.

Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng mật ong
Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Các bước dùng mật ong chữa khò khè cho trẻ sơ sinh như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất và 1 cốc nhỏ nước ấm.

Bước 2: Cho mật ong đã chuẩn bị vào cốc nước ấm, khuấy đều tay cho đến khi hòa tan.

Bước 3: Cho trẻ uống từ từ, áp dụng đều đặn 1 lần/ngày cho đến khi trẻ hết ho, khò khè.

Gừng

Theo nghiên cứu, gingerols và shogaols trong gừng có đặc tính chống viêm. Cụ thể, những hoạt chất này có khả năng kiểm soát hay giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm ho, viêm họng, thở khò khè.

Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng gừng
Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng gừng

Mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng gừng theo một trong 3 cách dưới đây:

Cách 1: Chuẩn bị 1 nhánh gừng, cạo vỏ, rửa sạch và thái lát. Đun sôi một ít nước, cho gừng thái lát vào, tắt bếp. Khi nước nguội cho thêm mật ong và cho trẻ uống.

Cách 2: Mẹ chuẩn bị nước cốt gừng, mỗi lần pha khoảng 1 thìa cà phê nước cốt gừng với nửa cốc nhỏ nước ấm, cho trẻ uống trước khi đi ngủ.

Cách 3: Chuẩn bị gừng, mật ong nguyên chất và nước lựu. Trộn đều theo tỷ lệ bằng nhau, mỗi lần cho trẻ uống 1 thìa, 1 ngày uống từ 2 – 3 lần.

Chanh

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nếu thở khò khè, mẹ có thể dùng chanh. Loại quả này chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa tổn thương tế bào và tăng cường miễn dịch cho trẻ sơ sinh. Thêm nữa, tinh dầu trong quả chanh sẽ giúp đường thở của trẻ thông thoáng, giảm đáng kể hiện tượng thở khò khè.

Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng quả chanh
Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng quả chanh

Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng chanh khá đơn giản. Mẹ chỉ cần thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị 1 nửa quả chanh, loại bỏ hạt, lấy phần nước cốt.

Bước 2: Lấy 1 cốc nước ấm nhỏ, cho nước cốt chanh và 1 thìa cà phê mật ong vào, khuấy đều tay.

Bước 3: Cho trẻ uống vào buổi tối trước khi đi ngủ, áp dụng đều đặn để giảm dần triệu chứng thở khò khè ở trẻ sơ sinh.

Dầu khuynh diệp

Dầu khuynh diệp (dầu bạch đàn) thường được dùng để trị bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn, cảm cúm, cảm lạnh… Loại dầu này có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và chống nấm tốt. Trong dầu khuynh diệp chứa eucalyptol, có tác dụng hỗ trợ phân hủy dịch đờm, chất nhầy và mở rộng đường thở.

Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng dầu khuynh diệp
Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng dầu khuynh diệp

Cha mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị dầu khuynh diệp, cho một ít ra lòng bàn tay của mẹ và xoa đều.

Bước 2: Nhẹ nhàng massage lên vùng cổ, bụng, lòng bàn tay và bàn chân của trẻ.

Bước 3: Mẹ nên áp dụng đều đặn mỗi ngày đến khi trẻ không còn thở khò khè, khó chịu.

Lá húng chanh

Húng chanh là cây thân thảo sống lâu năm, nó còn được gọi là rau thơm lùn, tần dày lá. Thành phần chính của lá húng chanh có khả năng thải độc, tiêu đờm, rất tốt cho trẻ sổ mũi, thở khò khè, có đờm. Hàm lượng tinh dầu trong lá húng chanh còn giúp tăng sức đề kháng khi bị ho, viêm họng.

Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng lá húng chanh
Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng lá húng chanh

Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng lá húng chanh được thực hiện khá đơn giản:

Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm nhỏ lá húng chanh, bỏ lá sâu, héo úa sau đó mang đi rửa sạch.

Bước 2: Cho lá húng chanh đã rửa sạch và ráo nước đi xay nhuyễn hoặc giã nát.

Bước 3: Cho thêm khoảng 10ml nước sôi vào, ngâm một lúc để tinh dầu tiết ra hết và lấy nước cho trẻ uống 2 lần/ngày.

Lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh

Mặc dù mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh được áp dụng nhiều vì hiệu quả và đơn giản, thế nhưng, nếu không áp dụng đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, trẻ sơ sinh là đối tượng vô cùng nhạy cảm, vì vậy, khi áp dụng mẹo dân gian chữa khò khè, cha mẹ nên chú ý một số vấn đề:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh.
  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ không nên áp dụng mẹo dân gian chữa thở khò khè bằng mật ong.
  • Khi dùng nguyên liệu thiên nhiên để chữa khò khè cho trẻ sơ sinh, mẹ nên ngâm rửa cẩn thận bằng nước sạch và nước muối loãng.
  • Khi áp dụng bất cứ mẹo dân gian nào để chữa thở khò khè cho trẻ sơ sinh, nếu thấy dấu hiệu bất thường, mẹ hãy dừng ngay và theo dõi để có biện pháp xử lý kịp thời.

Biện pháp phòng tránh hiện tượng khò khè cho trẻ sơ sinh

Thở khò khè là dấu hiệu thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy vậy, không phải trường hợp nào cũng giống nhau. Một số trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đường hô hấp. Nếu không kịp thời chữa trị có thể gây nên biến chứng nguy hiểm.

Hiểu được nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khò khè sẽ giúp cha mẹ có biện pháp phòng tránh hiệu quả, bao gồm cả những vấn đề khác có liên quan đến đường hô hấp. Một số biện pháp mà cha mẹ có thể tham khảo gồm:

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
  • Cho trẻ uống đủ nước (trên 6 tháng) và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
  • Giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông, nhất là vùng cổ, mũi, ngực
  • Mùa hè không nên bật quạt và điều hòa hướng thẳng vào người trẻ
  • Người lớn khi chăm sóc, vui chơi với trẻ sơ sinh nên rửa tay sạch sẽ
  • Mẹ nên vệ sinh mũi đều đặn cho trẻ bằng nước muối sinh lý để loại bỏ chất nhầy
  • Người mắc bệnh đường hô hấp có thể lây lan trực tiếp từ người qua người nên tránh tiếp xúc với trẻ sơ sinh
  • Đảm bảo môi trường sống của trẻ sơ sinh không quá ẩm hay quá khô hanh, sạch sẽ, thoáng mát
  • Không nên để trẻ sơ sinh tiếp xúc với phấn hoa, lông thú cưng, thuốc lá, khói thuốc, bụi bẩn, nước hoa, thuốc tẩy, xịt côn trùng…

Bài viết đã tổng hợp và chia sẻ 5 mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh. Đây là những mẹo được rất nhiều mẹ áp dụng vì hiệu quả, lành tính, nguyên liệu dễ kiếm và cách thực hiện đơn giản.

Chia sẻ bài viết này