Để đảm bảo em bé sinh ra phát triển khỏe mạnh thì việc theo dõi cân nặng, chiều dài ngay khi ở trong bụng mẹ có ý nghĩa lớn. Bài viết dưới đây, Fitobimbi sẽ hướng dẫn mẹ cách tính cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn nhất.
Ý nghĩa của việc theo dõi cân nặng, chiều dài thai nhi
Trước khi tìm hiểu cách tính cân nặng thai nhi, mẹ cần biết được ý nghĩa của việc làm này. Theo chuyên gia, một trong những chỉ số quan trọng khi siêu âm đó là cân nặng, chiều dài. Bởi nó phản ánh chính xác em bé có đang phát triển bình thường hay không.
Cân nặng, chiều dài sẽ có tác động rất lớn đối với sức khỏe của bé và mẹ thời điểm chào đời. Nếu như em bé thấp hơn cân nặng một chút thì không có vấn đề gì xảy ra. Tuy nhiên nếu số cân nặng vượt ngưỡng cho phép khi sinh qua đường âm đạo em bé có thể kẹt lại bên trong, gây ra tổn thương ở dây thần kinh, cánh tay, vai,…
Điều nguy hiểm hơn là những tổn thương này sẽ ở lại vĩnh viễn với bé và gây ảnh hưởng nặng nề với vùng xương chậu của mẹ. Không chỉ thế việc theo dõi cân nặng, chiều dài thai nhi trong suốt thai kỳ còn giúp mẹ biết bé có bị suy dinh dưỡng hay không. Với những trường hợp thai nhi bị chậm phát triển, suy dinh dưỡng bác sĩ có thể chỉ định mổ sớm để tránh rủi ro không đáng có.
Bảng cân nặng, chiều dài của thai nhi theo tuần
Dựa vào cách tính cân nặng thai nhi chuẩn mẹ sẽ có thể theo dõi chỉ số phát triển của bé. Dưới đây là bảng cân nặng, chiều dài thai nhi theo WHO.
Tuổi thai (tuần) | Chiều dài | Cân nặng |
Tuần thứ 8 | 1,6 cm | Khoảng 1- 10 gam |
Tuần thứ 9 | 2,3 cm | Khoảng 1- 10 gam |
Tuần thứ 10 | 3,1 cm | Khoảng 1- 10 gam |
Tuần thứ 11 | 4,1 cm | Khoảng 50 – 70 gam |
Tuần thứ 12 | 5,4 cm | Khoảng 50 – 70 gam |
Tuần thứ 13 | 7,4 cm | Khoảng 50 – 70 gam |
Tuần thứ 14 | 8,7 cm | Khoảng 50 – 70 gam |
Tuần thứ 15 | 10,1 cm | 70 gam |
Tuần thứ 16 | 11,6 cm | 100 gam |
Tuần thứ 17 | 13,0 cm | 140 gam |
Tuần thứ 18 | 14,2 cm | 190 gam |
Tuần thứ 19 | 15,3 cm | 240 gam |
Tuần thứ 20 | 16,4 cm | 300 gam |
Tuần thứ 21 | 25,6 cm | 360 gam |
Tuần thứ 22 | 27,8 cm | 430 gam |
Tuần thứ 23 | 28,9 cm | 501 gam |
Tuần thứ 24 | 30,0 cm | 600 gam |
Tuần thứ 25 | 34,6 cm | 660 gam |
Tuần thứ 26 | 35,6 cm | 760 gam |
Tuần thứ 27 | 36,6 cm | 875 gam |
Tuần thứ 28 | 37,6 cm | 1005 gam |
Tuần thứ 29 | 38,6 cm | 1153 gam |
Tuần thứ 30 | 39,9 cm | 1319 gam |
Tuần thứ 31 | 41,1 cm | 1502 gam |
Tuần thứ 32 | 42,4 cm | 1702 gam |
Tuần thứ 33 | 43,7 cm | 1918 gam |
Tuần thứ 34 | 45,0 cm | 2146 gam |
Tuần thứ 35 | 46,2 cm | 2383 gam |
Tuần thứ 36 | 47,4 cm | 2622 gam |
Tuần thứ 37 | 48,6 cm | 2859 gam |
Tuần thứ 38 | 49,8 cm | 3083 gam |
Tuần thứ 39 | 50,7 cm | 3288 gam |
Tuần thứ 40 | 51,2 cm | 3462 gam |
Cách tính cân nặng thai nhi chuẩn nhất
Việc biết cân nặng thai nhi vô cùng quan trọng. Bởi nó có thể giúp mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý. Tuy nhiên, một thắc mắc mà hầu hết các mẹ quan tâm đó là có thể tự tính cân nặng của con hay không hay phải chờ vào những lần siêu âm. Câu trả lời là mẹ hoàn toàn có thể tính được cân nặng của bé. Dưới đây là 2 cách tính cách tính cân nặng thai nhi theo tuần tuổi được áp dụng nhiều.
Cách tính cân nặng thai nhi bằng việc sờ nắn vùng bụng
Cách đơn giản nhất để kiểm tra lâm sàng cân nặng thai nhi là sờ nắn bụng người mẹ để đo chiều dài tử cung và chu vi bụng. Theo đó, mẹ sẽ áp dụng công thức như sau:
Cân nặng thai nhi (g)= ((Chiều dài tử cung (cm) + chu vi bụng (cm))*100)/4
- Chiều cao tử cung sẽ được tính từ bờ bên trên khớ mu đến đáy tử cung.
- Chu vi bụng là chỗ phình to nhất, thường là qua rốn
Tuy nhiên công thức này vẫn có sai số, bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào việc mẹ béo hay gầy, nước ối nhiều hay ít.
Cách tính cân nặng thai nhi chuẩn qua chỉ số siêu âm
Siêu âm đo trọng lượng thai là kỹ thuật sử dụng phổ biến hiện nay vì độ chính xác cao và không gây hại. Trong siêu âm, có rất nhiều công thức khác nhau để tính cân nặng thai nhi. Tuy nhiên trước khi có thể tính toán, mẹ bầu cần phải nắm rõ những thông số sau trên giấy siêu âm.
- BPD: Đường kính lưỡng đỉnh
- AC: Chu vi bụng
- FL: Chiều dài xương đùi
- HC: Chu vi vòng đầu
- TAD: Đường kính ngang bụng
Từ chỉ số trên, mẹ có thể áp dụng một trong những cách tính cân nặng thai nhi dưới đây.
- Dựa vào đường kính lưỡng đỉnh, trọng lượng thai nhi sẽ tính theo 2 công thức như sau:
- Trọng lượng (g) = (Đường kính lưỡng đỉnh (mm)-60)* 100
- Trọng lượng (g) = 88,69* Đường kính lưỡng đỉnh(mm)- 5060
Ví dụ nếu BPD là 90mm thì thai nhi sẽ có cân nặng là (90-60)*100= 3kg.
- Dựa vào đường kính ngang bụng (TAD) thì cân nặng thai nhi sẽ tính theo công thức sau: Trọng lượng(g) = 7971*TAD(mm)/100-4995
- Dựa vào chỉ số BPD, TAD, FL thì cân nặng thai nhi sẽ tính theo công thức sau: Trọng lượng (g) = 13,54*BPD+42,32*TAD+ 30,53*FL- 4213,37
Có thể thấy cách tính cân nặng thai nhi qua siêu âm là chuẩn nhất. Tuy nhiên các công thức này cũng không mang tính tuyệt đối. Vì vậy mẹ đừng ngạc nhiên nếu như trước đó siêu âm bé được 2,8kg nhưng khi chào đời lại nặng 3kg.
Đa phần cách tính cân nặng thai nhi hiện nay là do các nhà khoa học Phương Tây nghĩ ra. Vì vậy việc áp dụng công thức này để tính toán cân nặng cho các em bé Châu Á cũng có sự khác biệt, sai số thường rơi vào khoảng 10-15%, trong đó chủ yếu tập trung vào cuối thai kỳ, từ tuần 34 trở đi.
Cách tính chiều dài thai nhi đúng chuẩn
Cùng với sự phát triển của thai nhi, cổ tử cung người mẹ sẽ được mở rộng để thích nghi dần với sự lớn lên của bé. Do đó dựa vào điều này mà ta có thể thực hiện cách tính chiều dài thai nhi thủ công tại nhà.
Cách thực hiện:
- Thai phụ nằm ngửa trên giường, banh rộng hai chân
- Đặt vị trí 0 của thước đo tại điểm xương mu ở dưới cổ tử cung
- Kéo dụng cụ đo qua cổ tử cung, nhớ làm nhẹ nhàng để dụng cụ đo vào vùng bụng phía trên của tử cung
- Nhẹ nhàng đưa ngón tay để tìm đáy tử cung
- Độ dài thai nhi chính là khoảng cách từ xương mu đến đáy tử cung
Lưu ý:
- Chiều dài này chỉ là chiều dài thai nhi trong bụng mẹ. Nó hoàn toàn không phải chiều dài của bé. Vì khi nằm trong bụng bầu, thai nhi thường co chân lên
- Ngoài cách tính thủ công thì hiện nay thông qua siêu âm, bác sĩ có thể đo được chiều dài thai nhi từ đầu đến mông dưới tuần 20 và từ đầu đến ngón chân trên tuần 20
Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng, chiều dài của thai
Cân nặng, chiều dài thai nhi sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như:
- Di truyền: Theo các nghiên cứu khoa học 23% vóc dáng của trẻ sau này sẽ do di truyền quyết định. Vì vậy tùy vào cân nặng, vóc dáng của mẹ mà bé sẽ có tương đồng
- Số lượng thai: Cân nặng thai nhi chắc chắn sẽ thấp hơn bảng tiêu chuẩn nếu như mẹ mang song thai, đa thai. Bởi vì dinh dưỡng mà mẹ nạp vào trong suốt thai kỳ sẽ phải chia đôi
- Chế độ dinh dưỡng: Quá trình mang thai, dinh dưỡng của mẹ là nguồn cung cấp để bé tiếp nhận. Vì thế quãng thời gian này nếu mẹ không có chế độ ăn uống lành mạnh thai nhi sẽ bị thiếu chất, dẫn đến chậm phát triển
- Giới tính thai nhi: Giới tính cũng là yếu tố ảnh hưởng cân nặng, chiều cao thai nhi. Thông thường cân nặng, chiều cao của các bé trai thưởng nhỉnh hơn nhiều so với bé gái
- Thời gian mang bầu: Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng chiều cao, cân nặng của bé chính là thời gian mang bầu của mẹ. Chắc chắn những bé được sinh đủ tháng, đủ ngày sẽ lớn và dài hơn trẻ sinh non
- Sức khỏe mẹ bầu: Quá trình mang thai, nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ hoặc béo phì thì cân nặng thai nhi cũng sẽ nhỉnh hơn so với bé khác
Những lưu ý khi đo cân nặng, chiều dài thai nhi theo tuần
Dựa vào cách tính cân nặng, chiều cao thai nhi mẹ bầu có thể theo dõi quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên để chắc chắn rằng bé phát triển tốt mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Chỉ số ước tính chính xác cân nặng thai nhi là chu vi bụng. Ở cuối thai kỳ, trọng lượng thai nhi tăng lên chủ yếu là do glycogen gan và chất béo tích tụ, phản ánh qua chu vi bụng. Vì vậy, đây là chỉ số có mối liên quan mật thiết đến cân nặng bé
- Trọng lượng, chiều dài thai nhi không phải là tiêu chuẩn duy nhất để đo sự phát triển của bé. Do đó mẹ cần đối chiếu với giá trị trung bình của tuần tuổi
- Nếu chỉ số không chênh lệch nhiều so với tham chiếu thì mẹ không cần lo lắng. Chỉ cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho con
Trên đây là cách tính cân nặng thai nhi theo tuần đúng chuẩn mà mẹ có thể theo dõi áp dụng. Việc tính cân nặng, chiều dài theo công thức này sẽ có sai số nhất định. Vì vậy mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, kết hợp với các chỉ số siêu âm để có cái nhìn tổng quan hơn.