Nội dung chính

Vì sao bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên?

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên khiến cho cha mẹ lo lắng không biết con đang gặp vấn đề gì? Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng giấc ngủ mà còn cản trở đến sự phát triển của bé. Dưới đây là những nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này.

Trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên khóc thét lên vì sao?

1. Trẻ đói

Đói là một trong những nguyên nhân khiến trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét. Theo chuyên gia, trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ dạ dày không thể chứa được nhiều thức ăn. Do đó trẻ thường hay đói và thức dậy giữa đêm đòi ăn. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết tình trạng này dựa vào các dấu hiệu như: có tiếng khóc ngắn, có lúc khóc thét, nhưng cũng có lúc trầm, lên xuống thất thường.

2. Nhu động ruột tăng

Thông thường nhu động ruột của trẻ điều hòa thì sẽ không đau. Tuy nhiên, do trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa được ổn định. Khi nhu động ruột đột ngột bị tăng vì một yếu tố nào đó bé sẽ có thể đau bụng dữ dội và khóc thét lên.

Trường hợp này, cơn khóc thường sẽ kéo dài khoảng 5 phút đến nửa tiếng. Có thể lặp đi lặp lại hằng ngày mà chưa ảnh hưởng tới sức khỏe bé. Tình trạng này sẽ sớm chấm dứt khi trẻ được 6 tháng tuổi, lúc này nhu động ruột đã hoàn chỉnh hơn.

3. Do bé ngủ không đúng giờ

Nhiều trẻ đang ngủ tự nhiên ngồi dậy khóc thét là do mẹ cho bé ngủ không được đúng giờ. Việc ngủ quá sớm khiến cơ thể trẻ không thể sản xuất ra đủ Melatonin. Từ đó khiến bé ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh dậy và khóc toáng lên. Trong khi đó, việc ngủ quá muộn lại sẽ khiến con mệt mỏi, sợ hãi.

Ngủ không đúng giờ khiến con hay bị giật mình
Ngủ không đúng giờ khiến con hay bị giật mình

4. Do gặp vấn đề về hệ tiêu hóa

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên có thể là do tiêu hóa đang gặp vấn đề như mất cân bằng vi sinh đường ruột. Biểu hiện của trường hợp này là gồng đỏ mặt, người uốn cong, hai tay nắm chặt và khóc dữ dội. Nếu trường hợp này xảy ra thì đây không còn là hiện tượng sinh lý bình thường. Bởi nó kéo dài sẽ gây tác động tiêu cực đến trí tuệ bé. Con có thể giảm khả năng nhận thức hoặc suy giảm miễn dịch.

5. Trẻ khó chịu về thể chất

Tiếng khóc là “ngôn ngữ” giao tiếp duy nhất của trẻ sơ sinh với mẹ. Vì vậy khi bé đang ngủ tự nhiên khóc thét tức là con muốn truyền đạt điều gì đến với mọi người. Rất có thể lúc này, trẻ đang cảm thấy “khó ở” do môi trường ngoài tác động. Một vài yếu tố có thể ảnh hưởng giấc ngủ tự nhiên của con như quá nóng, quá lạnh, ánh sáng trong phòng chưa phù hợp, tã bỉm bị bẩn hoặc ẩm ướt,…

6. Tinh thần bị kích thích

Một giấc ngủ ngon chỉ có khi trẻ thấy được thoải mái. Do đó, nếu trước khi ngủ, con đùa nghịch nhiều thì hệ thần kinh sẽ bị kích thích và dễ căng thẳng. Tình trạng này kéo dài sẽ dễ khiến bé giật mình, khóc thét khi ngủ.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng rất mong manh, nhạy cảm. Nếu mẹ nói to và hơi nặng với với bé, con sẽ sợ hãi, ảnh hưởng tinh thần, thậm chí là nỗi ám ảnh trong tâm trí bé. Tất cả điều này sẽ làm cho con ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn, dễ bị giật mình, sợ hãi.

7. Trẻ thiếu canxi, còi xương

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là một trong những dấu hiệu “chỉ điểm” tình trạng còi xương, thiếu canxi, suy dinh dưỡng ở trẻ. Nếu trẻ không được tắm nắng thường xuyên hoặc uống chưa đủ 1 lít sữa/ ngày thì rất có thể đối mặt với tình trạng: ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, khó ngủ, ngủ không sâu.

Thiếu canxi khiến trẻ hay tỉnh giấc trong đêm
Thiếu canxi khiến trẻ hay tỉnh giấc trong đêm

8. Bé có giấc ngủ kinh hoàng hoặc gặp ác mộng

Việc trẻ rơi vào giấc ngủ kinh hoàng hoặc có ác mộng cũng là lý do khiến con đang ngủ tự nhiên khóc thét. Theo chuyên gia, giấc ngủ kinh hoàng của trẻ thường rơi vào giai đoạn 3,4 của NREM.

Biểu hiện đó là bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên, hơi kích động, lăn lộn xung quanh, mồ hôi đổ nhiều, mơ màng và không có ý thức. Đặc biệt là dù đã thức nhưng mẹ cũng khó có thể dỗ dành bé nín. Khác với giấc ngủ kinh hoàng, ác mộng lại thường diễn ra trong giấc ngủ REM. Nguyên nhân của tình trạng này đến nay vẫn chưa rõ ràng.

Tuy nhiên, phần lớn chuyên gia đều khuyên các mẹ không nên để bé vui đùa quá mức vào ban ngày. Vì điều này sẽ khiến hệ thần kinh của con rơi vào trạng thái hưng phấn, dễ kích động.

Trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét khi nào là bình thường?

Trẻ sơ sinh một ngày có thể ngủ từ 16-20 giờ/ ngày. Trong đó có khoảng là 9h vào ban đêm. Tuy nhiên, giấc ngủ này sẽ không kéo dài liên tục mà thường chia thành các giấc ngủ ngắn. Với trẻ sơ sinh có 2 loại giấc ngủ là giấc ngủ nhanh (REM) và giấc ngủ sâu (NREM). Cụ thể:

Giấc ngủ của bé diễn ra thế nào?
Giấc ngủ của bé diễn ra thế nào?

REM hay còn gọi là ngủ động. Đây là một trong những giấc ngủ cần thiết cho sự phát triển của bé. Ở giai đoạn này giấc ngủ của bé sẽ có các đặc điểm như:

  • Mắt chuyển động nhiều hướng kể cả khi đang nhắm mắt
  • Bé trải qua nhiều giấc mơ
  • Khi ngủ có thể co giật ở tay và chân
  • Nhịp thở không đều, ngừng 5-10s sau đó thở gấp

NREM là kiểu ngủ không cử động mắt, với các đặc điểm như:

  • Bé ngủ ngon
  • Không cử động
  • Kéo dài 30-40 phút

Theo các chuyên gia, giấc ngủ của bé có thể luân chuyển từ giai đoạn REM sang NREM. Trong đó, REM thường chiếm khoảng 50% thời gian giấc ngủ và giảm dần còn 20% khi trẻ trưởng thành.

Do vậy, nếu trẻ đột nhiên khóc thét lúc ngủ thì rất có thể bé đang chuyển từ giai đoạn ngủ này sang ngủ khác. Điều này hoàn toàn bình thường với sự phát triển sinh lý của con, nếu như không có biểu hiện đau ốm, khó chịu.

Trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét có nguy hiểm không?

Thông thường, bé đang ngủ tự nhiên khóc là hiện tượng phổ biến, không phải tình trạng cảnh báo nguy hiểm. Bởi lẽ khóc là phương thức giao tiếp chính của trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ mới sinh chưa đến 3 tháng tuổi sẽ luôn khóc thét khi ngủ.

Xem thêm: Mẹo chữa trẻ khóc đêm cực nhạy tại nhà!

Trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét có thể gây nhiều ảnh hưởng
Trẻ đang ngủ tự nhiên khóc thét có thể gây nhiều ảnh hưởng

Về cơ bản, đa số những trường hợp này là sự cảnh báo về một tình trạng đặc biệt nào đó của con. Các bé sau sinh chưa thể thích nghi với môi trường ngoài. Do đó, con vẫn còn giữ thói quen như trong bụng mẹ. Vì vậy việc bé đang ngủ tự nhiên khóc thét là một hiện tượng bình thường. Tuy vậy, nếu tình trạng này kéo dài liên tục thì sẽ ảnh hưởng giấc ngủ của con. Thậm chí về lâu về dài, trẻ sẽ thiếu ngủ và gặp những vấn đề như:

  • Phản ứng chậm, nhận thức kém
  • Hạn chế phát triển chiều cao, tăng cân kém
  • Tăng áp lực máu lên não
  • Huyết áp cao
  • Tim đập nhanh
  • Sức đề kháng giảm

Bí kíp xoa dịu khi bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên

Khi bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên, có thể do nhiều nguyên nhân như ác mộng, mọc răng, đói, đau bụng, hay thay đổi môi trường. Dưới đây là một số bí kíp để xoa dịu bé:

  • Giữ bình tĩnh: Bé có thể cảm nhận được cảm xúc của bạn. Vì vậy, bạn cần giữ bình tĩnh và nhẹ nhàng để bé cảm thấy an toàn.
  • Kiểm tra các yếu tố có thể khiến trẻ khóc đêm: Đảm bảo bé không đói, không bị ướt tã và không bị quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Ôm bé: Ôm bé vào lòng để bé cảm nhận được sự ấm áp và an toàn từ bạn. Thường xuyên vỗ nhẹ lưng hoặc xoa nhẹ trên đầu bé.
  • Kiểm tra môi trường ngủ: Đảm bảo phòng ngủ của bé yên tĩnh, tối và thoáng mát.
  • Sử dụng âm thanh nhẹ nhàng: Hát ru hoặc bật nhạc nhẹ nhàng, tiếng ồn trắng có thể giúp bé dễ dàng trở lại giấc ngủ.
  • Lắc nhẹ: Nếu bé vẫn còn khóc, hãy thử ôm bé trong vòng tay và lắc lư một cách nhẹ nhàng.
  • Massage nhẹ nhàng: Xoa nhẹ bụng bé theo chiều kim đồng hồ để giúp giảm đau bụng nếu bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa.
  • Sử dụng một vật quen thuộc: Đặt bên cạnh bé một đồ vật mà bé thích hoặc quen thuộc như một chiếc gối mềm, chăn yêu thích, hoặc thú nhồi bông.
  • Kiên nhẫn và theo dõi tình trạng sức khỏe của con: Nếu bé vẫn tiếp tục khóc mà không rõ lý do, hãy kiên nhẫn theo dõi và tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ nếu cần thiết.

Những biện pháp trên có thể giúp xoa dịu bé và giúp bé quay lại giấc ngủ một cách nhẹ nhàng và an toàn.

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên theo quan điểm tâm linh

Theo quan niệm dân gian, việc bé đang ngủ bỗng khóc ré lên mà không liên quan tới yếu tố sức khỏe, ảnh hưởng từ môi trường,… có thể là dấu hiệu cho thấy bé cảm nhận được sự xuất hiện của những thực thể vô hình hoặc những năng lượng tiêu cực ở xung quanh. Để đẩy lùi những thế lực tâm linh này, các bậc phụ huynh Việt Nam thường thực hiện một số nghi lễ như thắp hương, cầu nguyện, đốt phong long,…. Một số người cũng tin rằng việc đeo vòng bạc hoặc bùa hộ mệnh có thể bảo vệ bé khỏi những yếu tố siêu nhiên này.

>>> Có thể mẹ quan tâm: Trẻ con khóc đêm tâm linh có phải hiện tượng lạ?

Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, việc bé khóc đêm do phải vía, ma trêu,… chỉ là quan điểm dân gian chưa được kiểm chứng khoa học. Vì vậy, bạn không nên quá phụ thuộc vào các biện pháp hóa giải tình trạng trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên khóc thét lên theo tâm linh. Nếu bé thường xuyên khóc đêm, tốt hơn hết cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp khắc phục phù hợp, kịp thời.

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Không những thế, sức khỏe của con cũng bị ảnh hưởng. Do vậy, khi con có dấu hiệu bệnh mẹ cần tìm cách khắc phục sớm hơn.

Chia sẻ bài viết này