Nội dung chính

5 lý do không ngờ khiến trẻ bị giật tay chân khi ngủ!

Bé ngủ hay giật tay chân có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe bất ổn. Vậy tại sao khi trẻ ngủ lại bị giật chân tay? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết trong bài viết sau mẹ nhé.

Tại sao khi trẻ ngủ lại bị giật chân tay?

1. Do đặc điểm sinh lý ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị giật chân tay khi ngủ chủ yếu liên quan đến phản xạ của hệ thần kinh. Đây là phản xạ phổ biến, không đáng lo ngại ở trẻ sơ sinh.

Theo đó, khi mới chào đời, hệ thần kinh của trẻ chưa được hoàn thiện nên rất nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài. Chẳng hạn âm thanh, ánh sáng quá mạnh có thể khiến hệ thần kinh kích hoạt phản xạ giật mình, làm tay, chân bé giơ lên hoặc giật nhẹ.

2. Do dinh dưỡng thiếu canxi và vitamin D

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố có vai trò lớn đối với sức khỏe, giấc ngủ của con. Vì vậy, nếu như quá trình mang thai, mẹ bị thiếu hụt dinh dưỡng, không đủ canxi và các dưỡng chất trẻ sẽ có thể đối mặt với nguy cơ hạ máu canxi, gây ra hiện tượng co giật tay chân.

Bên cạnh đó, việc thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân khiến trẻ ngủ hay giật mình. Lý do là bởi hoạt chất này quyết định đến sự phát triển hệ xương, điều hòa nồng độ canxi trong máu. Do đó, nếu bị thiếu hụt sẽ khiến con hay giật mình, tỉnh giấc giữa đêm.

Mẹ bầu thiếu canxi trẻ sẽ bị giật chân tay lúc ngủ
Mẹ bầu thiếu canxi trẻ sẽ bị giật chân tay lúc ngủ

3. Do các tác nhân từ bên ngoài

Tại sao khi trẻ ngủ lại bị giật chân tay? Đáp án không thể bỏ qua là các tác nhân bên ngoài. Theo chuyên gia, phản xạ moro kích thích đột ngột từ những tiếng ồn, âm thanh, ánh sáng bên ngoài sẽ có tác động rất lớn đến cơ thể bé khi ngủ. Lúc này con sẽ xuất hiện phản ứng chuyển động đột ngột cả tay và chân rồi co mình lại, quay về trạng thái chéo.

Bên cạnh đó, các bé sơ sinh còn hay giật mình và run tứ chi. Đây là cử động cùng biên độ, cùng hướng của con. Lúc này mẹ chỉ cần cầm giữa các chi đang run hoặc ôm trẻ vào lòng, cơn run sẽ tự động chấm dứt mà không cần đến điều trị.

4. Bị động kinh hoặc các bệnh thần kinh khác 

Động kinh là một trong những đáp án trả lời câu hỏi tại sao khi trẻ ngủ lại giật chân tay. Tình trạng này có thể xuất hiện vào khoảng 1-2 đầu tiên, khi bé ngủ nông và khoảng 1-2h trước khi thức dậy. Ngoài động kinh, triệu chứng co giật tay chân khi ngủ còn có thể là do hệ thần kinh TW phản ứng quá mức với tiếng ồn, ánh sáng hoặc bé mắc bệnh thần kinh khác như: Đa xơ xứng, Alzheimer, Parkinson.

Nếu thấy các cơn co giật kéo dài hơn 5 phút và lặp lại thường xuyên, liên tục thì mẹ cần phải nhanh chóng đưa bé đi gặp bác sĩ.

Động kinh cũng sẽ khiến trẻ ngủ bị giật chân tay
Động kinh cũng sẽ khiến trẻ ngủ bị giật chân tay

5. Bé mắc hội chứng chân không YÊN

Những trẻ mắc hội chứng chân không yên cũng thường xuất hiện dấu hiệu co giật khi ngủ. Bệnh lý này liên quan đến chứng rối loạn thần kinh, gây ra những cơn xung động không kiểm soát. Khiến trẻ có cảm giác khó chịu, không yên ở chân buộc phải di chuyển.

Bệnh có thể xuất hiện cả ngày, trong đó tập trung nhiều nhất ở đêm khiến cho người bệnh tỉnh giấc nhiều lần, khó có giấc ngủ trọn vẹn.

Bé ngủ bị giật tay chân có nguy hiểm không?

Mặc dù bị giật chân tay khi ngủ là một hiện tượng phổ biến, bình thường. Tuy nhiên, nếu bé giật mình quá nhiều thì sẽ có thể gặp những ảnh hưởng như sau.

tre bi giat tay chan co nguy hiem khong

  • Chậm phát triển thể chất: Giấc ngủ có vai trò lớn với trẻ sơ sinh. Bởi nó quyết định phần lớn quá trình phát triển của con. Theo chuyên gia, trong quá trình ngủ tuyến yên sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng. Nếu bé ngủ ngon và sâu giấc, lượng hormone này sẽ cao gấp 4-5 lần bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc, bé ngủ giật mình sẽ có cân nặng, chiều cao kém hơn
  • Suy giảm nhận thức: Não của trẻ nhỏ dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Vì vậy nếu khi đang ngủ con hay bị giật chân tay do những tiếng ồn hoặc các tác nhân bên ngoài sẽ có ảnh hưởng lớn tới não. Việc não tổn thương sẽ khiến trẻ bị suy giảm nhận thức hoặc mắc chứng rối loạn cảm xúc về sau
  • Ngưng thơ: Ngoài ra, trẻ ngủ hay giật mình, cử động tay chân sẽ thấy khó chịu, quấy khóc liên tục. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra ức chế với hệ hô hấp, khiến con khó thở, thậm chí không thở được

Cách khắc phục tình trạng ngủ bị giật chân tay ở bé

Tại sao khi trẻ ngủ lại bị giật chân tay, phần viết phía trên đã giải đáp rõ. Dưới đây là những biện pháp giúp mẹ khắc phục tình trạng này.

1. Cho bé nằm ngủ đúng tư thế

Để bé ngủ ngon ba mẹ cần tạo cho con không gian yên tĩnh, không có đồ vật nguy hiểm xung quanh và hãy đặt bé ngủ đúng tư thế, có thể nằm nghiêng, nằm thẳng tùy theo sở thích. Việc ngủ ở đúng tư thế sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn. Từ đó nâng cao quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp giấc ngủ sâu.

Đặt trẻ nằm ngủ đúng tư thế sao cho thoải mái
Đặt trẻ nằm ngủ đúng tư thế sao cho thoải mái

2. Bổ sung dưỡng chất

Dinh dưỡng đóng vai trò lớn với sự phát triển của bé. Do đó, mẹ cần chú ý thực đơn hằng ngày, nhất là các bé đến tuổi ăn dặm.

Theo chuyên gia để bé ngủ ngon và không bị giật chân tay mẹ nên tăng cường thực phẩm giàu canxi, vitamin D. Đây là 2 nhóm dưỡng chất có vai trò lớn với việc hình thành cơ xương và răng của trẻ. Từ đó phát triển chiều cao, cải thiện tình trạng tay chân bị giật khi ngủ.

Một số thực phẩm giàu dưỡng chất cho bé có thể kể đến như trứng, sữa, rau củ, cá hồi, hải sản, tôm, hoa quả sạch,… Trường hợp bé biếng ăn mẹ nên cân nhắc sử dụng các loại thực phẩm chức năng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

3. Tránh kích thích tinh thần trước khi con ngủ

Để tránh ảnh hưởng giấc ngủ của bé mẹ nên hạn chế kích thích tinh thần trước khi đi ngủ. Thay vào đó, hãy tạo không gian vui vẻ, thoải mái bằng cách kể chuyện, tâm sự để con chìm vào giấc ngủ tốt hơn. Ngoài ra, quá trình vui chơi của bé mẹ không để con chơi quá đà nhất là những trò chơi mạnh, ảnh hưởng tâm lý. Chẳng hạn như việc cho bé đi cáp treo hoặc bơi lộ có thể khiến con ngủ mơ, thường xuyên giật mình.

4. Đảm bảo giấc ngủ đủ 11 tiếng trở lên

Ngủ đủ giấc là cách tốt nhất để trẻ phát triển thần kinh, xương khớp. Đồng thời hạn chế nguy cơ mắc bệnh liên quan đến động kinh, co giật,… Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh có thể cho con ngủ mỗi ngày từ 11-12 tiếng. Đảm bảo giấc ngủ duy trì trong một môi trường yên tĩnh, thoáng mát, không nên cho bé ngủ khuya hoặc dậy quá sớm.

Đảm bảo con ngủ đủ giấc
Đảm bảo con ngủ đủ giấc

Trên đây là những thông tin giúp mẹ giải đáp câu hỏi “tại sao khi trẻ ngủ lại bị giật chân tay”. Mong rằng với kiến thức này mẹ sẽ có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe con yêu tốt hơn.

Chia sẻ bài viết này