Nội dung chính

Trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không?

Trẻ sơ sinh ngủ ít, hay quấy khóc đêm khiến nhiều gia đình rơi vào tình cảnh khủng hoảng. Thay vì tìm hiểu tại sao con không ngủ, nhiều gia đình lại lựa chọn “sống chung với lũ” mà không hề biết rằng, tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và cảm xúc của trẻ. Vậy nguyên nhân gì khiến bé ngủ ít, ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc đêm và cách khắc phục thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Trẻ sơ sinh ngủ ít

Trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không?

Giấc ngủ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với con người. Một giấc ngủ chất lượng cho phép chúng ta nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng, giúp hạn chế mắc bệnh tật và các vấn đề về sức khỏe lâu dài. Nhưng đối với trẻ em, giấc ngủ còn quan trọng hơn thế, vì trong khi ngủ, hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều hơn, kích thích sự phát triển chiều cao và thể chất vượt trội. Đồng thời, giấc ngủ được đảm bảo cả về thời gian và chất lượng còn góp phần giúp bé phát triển trí não, tăng cường cảm xúc và khả năng nhận thức.

Trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không?

Ngược lại, trẻ sơ sinh ít ngủ, ngủ không sâu giấc thường chậm phát triển, còi cọc và ảnh hưởng xấu tới cảm xúc và tinh thần. Nhiều ý kiến còn cho rằng trẻ ít ngủ sẽ “kém lanh lợi”. Mặc dù chưa có sự kiểm chứng cụ thể nhưng cách lý giải cũng rất logic: bé ngủ ít, hay quấy khóc, ngủ không sâu giấc gây mệt mỏi, không muốn hoạt động sẽ dẫn đến nhận thức chậm. Vì vậy, nếu bà nhà bạn gặp vấn đề giấc ngủ cả ban ngày lẫn ban đêm thì cần nhanh chóng áp dụng các phương pháp phù hợp để giúp trẻ có giấc ngủ trọn vẹn.

Trẻ sơ sinh như thế nào được coi là ngủ ít?

Ngoài lúc thức bú, trẻ sơ sinh hầu như ngủ suốt ngày đêm, khoảng 16 – 18 tiếng, mỗi giấc kéo dài từ 2 – 3 tiếng. Tuy nhiên, một số trẻ sẽ có sự khác biệt ngủ ít hơn, đi kèm với đó là hiện tượng quấy khóc liên tục, khiến mẹ không chỉ lo lắng mà còn rất mệt mỏi, không có thời gian nghỉ ngơi.

Vậy như thế nào được coi là trẻ sơ sinh ngủ ít? Để xác định trẻ sơ sinh ngủ ít hay không cần dựa vào tổng thời gian ngủ một ngày của bé. Theo đó, nếu thời gian ngủ của trẻ ít hơn 10 tiếng/ngày thì ba mẹ có thể kết luận trẻ đã gặp phải vấn đề ngủ ít, ngủ không ngon giấc.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ít ngủ

Trẻ sơ sinh ngủ ít hay quấy khóc có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, mẹ cần biết rằng trẻ sơ sinh còn non nớt nên rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Những âm thanh, tiếng động lớn, ánh sáng hoặc một mùi nào đó đều có thể gây kích thích và khiến trẻ bất an, ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Dưới đây là một số trường hợp ngủ ít ở trẻ sơ sinh và nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:

Bé sơ sinh ngủ ít vào ban ngày

Thông thường, thời gian ngủ ban ngày và ban đêm ở trẻ sơ sinh là gần bằng nhau, Tuy nhiên, ở giai đoạn sơ sinh, mẹ sẽ khó nhận thấy sự khác biệt của chu kỳ ngủ của trẻ. Cụ thể như sau:

  • Đối với trẻ 1 tuần tuổi: Giấc ngủ ban ngày chiếm khoảng 8 giờ và ban đêm sẽ chiếm khoảng 9 giờ
  • Trẻ 1 tháng tuổi: 7 giờ ban ngày, 8 giờ ban đêm
  • Trẻ 3 tháng tuổi: 5 giờ ban ngày, 10 giờ ban đêm
  • Trẻ 6 tháng tuổi: 3 giờ ban ngày, 11 giờ ban đêm

Bé sơ sinh ngủ ít vào ban ngày

Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ ngủ ít vào ban ngày, mẹ nên kiểm tra các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ như âm thanh, nhiệt độ, ánh sáng,…

Bé ngủ ít không sâu giấc

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, không sâu giấc phần lớn xảy ra do môi trường ngủ quá ồn ào. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể liên quan đến chế độ dinh dưỡng không phù hợp của mẹ khiến chất lượng sữa bị ảnh hưởng, dẫn đến trẻ sơ sinh thiếu chất, đặc biệt là canxi và kẽm. Hoặc do trẻ mắc phải hội chứng rối loạn giấc ngủ bẩm sinh khi mới chào đời. Tình trạng này có thể được khắc phục từ từ khi mẹ tập thói quen ngủ cho trẻ.

Bé đột nhiên ngủ ít

Nếu bé đột nhiên ngủ ít hơn bình thường nhưng vẫn bú tốt thì ba mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong vài ngày liên tục, trẻ cần được thăm khám và xử lý sớm.

Bé ngủ ít quấy khóc

Khi trẻ sơ sinh ngủ ít quấy khóc không rõ nguyên nhân, ba mẹ cần đưa bé đi khám ngay nếu:

  • Trẻ nhẹ cân, lười ăn
  • Trẻ khóc liên tục trên 2 giờ
  • Trẻ quấy khóc bất thường đã đã trên 4 tháng tuổi

Ba mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ ít?

Không phải trẻ sơ sinh nào cũng biết cách tự ngủ. Vì vậy, mẹ cần áp dụng một số phương pháp để trẻ ngủ ngon, sâu giấc hơn. Cụ thể như sau:

  • Giúp con phân biệt ngày và đêm: Vào ban ngày, mẹ nên mở cửa sổ thoáng để ánh sáng tràn vào nhà, giúp con hấp thụ vitamin D, cũng như phân biệt với khoảng thời gian yên tâm vào ban đêm như thế nào. Việc nhận biết ngày và đêm giúp con điều chỉnh giấc ngủ tốt hơn đó mẹ ơi
  • Cho bé bú no trước khi đi ngủ: Trẻ sơ sinh còn nhỏ nên có thể “bỏ quên” cữ sữa của mình. Vì vậy, mẹ nên chủ động quan sát, thăm chừng thời điểm để con bú kịp lúc, tránh tình trạng bé đói bụng, quấy khóc ảnh hưởng tới giấc ngủ
  • Chú ý tới các dấu hiệu buồn ngủ của bé: Đặt con xuống giường khi vừa thiu thiu ngủ: Việc làm này giúp bé dễ ngủ mà không phụ thuộc vào mẹ hoặc người chăm sóc
  • Chú ý tới không gian ngủ: Mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phòng vừa phải, không quá nóng hay quá lạnh. Ngoài ra, khi đến giờ bé ngủ, ba mẹ không nên bật các thiết bị phát âm thanh quá lớn để tránh làm phiền bé. Fitobimbi gợi ý mẹ có thể sử dụng tiếng ồn trắng để giúp bé ngủ sâu hơn, đồng thời kích thích tư duy của con
  • Thay tã thường xuyên: Tã ướt cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ít. Với bé sơ sinh, mẹ nên chọn loại tã thấm hút tốt, mềm mại, giúp con ngủ sâu mà không lo hằn đỏ và khó chịu
  • Chú ý tới tư thế ngủ, chỗ ngủ của bé: Mẹ nên đặt trẻ nằm ngủ tựa lưng vào giường là an toàn nhất, thay đặt trẻ trên bề mặt mềm hay nóng bức. Trẻ nên được mặc quần áo thoải mái, nếu có sử dụng chăn, nên dùng một chiếc chăn mỏng và chỉ che phủ đến ngực thôi mẹ nhé. Ngoài ra, mẹ nên đặt bé nằm ngửa để giúp giữ đường thở luôn mở, hạn chế chứng đột tử khi ngủ

Ba mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ ít?

Trẻ sơ sinh ngủ ít mẹ cần bổ sung gì trong chế độ dinh dưỡng?

Chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng được xác định là một biến pháp lý tưởng để giải quyết tình trạng trẻ sơ sinh ít ngủ. Sự thiếu hụt canxi và vitamin D trong chế độ ăn của trẻ gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và độ dài giấc ngủ của trẻ. Thiếu canxi khiến trẻ dễ quấy khóc, cáu gắt, gây rối loạn giấc ngủ. Trong khi đó, vitamin D là có nhiệm vụ “dẫn đường” canxi vào xương. Vì vậy, sự thiếu hụt vitamin D cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi cho cơ thể. Ngoài ra, kẽm cũng là một dưỡng chất quan trọng để tăng cường giấc ngủ cho trẻ. Vi chất này tham gia vào quá trình sản xuất chất dẫn truyền thần kinh nội tại, chẳng hạn như axit gamma amino-butyric (GABA) và cân bằng N-methyl-D-aspartate.

Các chuyên gia khuyến cáo, lượng canxi cần bổ sung cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi là 200 – 300mg/ngày, vitamin D là 400IU/ngày, còn kẽm là 2mg/ngày (Nguồn: https://www.cdc.gov/nceh/lead/casemanagement/chap4.pdf).

Thế nhưng, dinh dưỡng lúc này của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ cũng như chế độ ăn uống hàng ngày. Vì vậy, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn của mẹ sao cho phù hợp, khoa học, mẹ có thể bổ sung vi chất còn thiếu cho bé thông qua các sản phẩm hỗ trợ khác, chẳng hạn như Fitobimbi Ferro C, Fitobimbi D3K2,…

Bài viết trên đây đã cung cấp cho mẹ những thông tin về nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ ít và cách khắc phục. Nhìn chung, nếu bé ngủ ít nhưng vẫn bú bình thường, vui vẻ, hoạt bát và tăng cân đều thì ba mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng mọi cách để điều chỉnh giấc ngủ nhưng trẻ vẫn ngủ ít, quấy khóc thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nhé!

Chia sẻ bài viết này