Nội dung chính

Nhịp tim trẻ em bình thường là bao nhiêu? Cách đo thế nào

Hẳn bất cứ cha mẹ nào cũng thắc mắc nhịp tim trẻ em bình thường là bao nhiêu? Cách đo nhịp tim của trẻ như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!

>>> Xem thêm: Nhịp thở trẻ sơ sinh khi nào là bình thường, bất thường?

nhịp tim trẻ em

Nhịp tim trẻ em bình thường là bao nhiêu?

Nhịp tim hay mạch là thuật ngữ mô tả số lần tim đập trong mỗi phút. Thông thường, nhịp tim trung bình của trẻ em nằm trong khoảng 43 – 180 lần/phút. Lưu ý, nhịp tim trẻ em có thể thay đổi vào từng trạng thái cơ thể. Ví dụ khi trẻ đang chạy hay chơi đùa thì nhịp tim sẽ nhanh hơn là lúc đang nghỉ ngơi.

Dưới đây là bảng nhịp tim bình thường của trẻ em theo từng độ tuổi (0 – 18 tuổi) được công bố trên Tạp chí Y khoa The Lancet, năm 2011:

Độ tuổiNhịp tim lúc nghỉ ngơi (nhịp/phút)Nhịp tim bình thường ở trẻ em (nhịp/phút)
Trẻ 0 – 3 tháng143107 đến 181
Trẻ 3 – 6 tháng140104 đến 175
Trẻ 6 – 9 tháng13496 đến 168
Trẻ 9 – 12 tháng12893 đến 161
Trẻ 12 – 18 tháng11688 đến 156
Trẻ 18 – 24 tháng11685 đến 149
Trẻ 2 – 3 tuổi11076 đến 142
Trẻ 3 – 4 tuổi10470 đến 136
Trẻ 4 – 6 tuổi9865 đến 131
Trẻ 6 – 8 tuổi9159 đến 123
Trẻ 8 – 12 tuổi8452 đến 115
Trẻ 12 – 15 tuổi7847 đến 108
Trẻ 15 – 18 tuổi7343 đến 104

Hiện nay chưa có sự nhất quán trong các nghiên cứu khác nhau về nhịp tim trẻ em. Vì vậy, nếu nhận thấy trẻ có nhịp tim bất thường, tốt nhất cha mẹ cần nói chuyện sớm với bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Cách nhận biết nhịp tim bất thường của trẻ sơ sinh

Nhịp tim trẻ em có thể nhanh, chậm hoặc bình thường. Trong đó, nhịp tim nhanh của trẻ có thể tăng lên tới 220 nhịp/phút. Và nhịp tim chậm ở trẻ có thể dưới 50 nhịp/phút.

Trẻ có nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm cần được cấp cứu kịp thời, đặc biệt là khi con xuất hiện các triệu chứng như:

  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Khó chịu cực độ
  • Con có nhịp tim trên mức bình thường, ngay cả khi đang ngủ
  • Con có nhịp tim thấp, ngay cả khi đang chạy hoặc chơi đùa
Cách nhận biết nhịp tim bất thường của trẻ sơ sinh
Cách nhận biết nhịp tim bất thường của trẻ sơ sinh

Nhịp tim nhanh hay chậm đều được coi là rối loạn nhịp tim. Không phải tất cả các trường hợp rối loạn nhịp tim đều là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, một số khác cần phải điều trị y tế.

Có nên cho trẻ ngậm núm giả không?

“Bày” mẹ 8 cách trị vết thâm muỗi đốt lâu ngày cho bé

Các vấn đề sức khỏe liên quan đến nhịp tim bất thường ở trẻ

Nhịp tim trẻ em bình thường là chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe tổng thể. Nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm đều có thể là dấu hiệu của bệnh lý về tim hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Cha mẹ cần hết sức thận trọng và chú ý theo dõi nhịp tim của trẻ sơ sinh thường xuyên hơn.

Với trẻ có nhịp tim nhanh, trung bình trên 100 lần/phút, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Thiếu máu
  • Nhiễm trùng
  • Tuyến giáp hoạt động có mức
  • ,…

Với trẻ có nhịp tim chậm, trung bình dưới 60 lần/phút, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Tim bẩm sinh
  • Viêm cơ tim
  • Thiếu máu cục bộ
  • Rối loạn chuyển hóa
  • ,…

Cách đo nhịp tim trẻ em

Muốn biết trẻ có mắc rối loạn nhịp tim hay không, cha mẹ cần phải đo. Về cơ bản, có 2 cách đo nhịp tim của trẻ em. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng máy đo nhịp tim: Phụ huynh nên đo nhịp tim trẻ tại nơi yên tĩnh, có không gian cho trẻ ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái nhất. Nên đo nhịp tim khi trẻ đang trong trạng thái bình thường. Nếu trẻ vừa vận động hoặc cười, khóc, cha mẹ nên đợi khoảng 5 phút để tim trẻ ổn định thì mới đo
  • Cách đếm nhịp tim trẻ em thủ công: Mẹ đặt ngón giữa và ngó trở lên mạch ở cổ, nách hoặc cổ tay của trẻ và đếm số lần mạch đập trong một phút. Mẹ có thể sử dụng đồng hồ bấm giờ để đo mạch của trẻ
Cách đo nhịp tim trẻ em
Cách đo nhịp tim trẻ em

Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn nhịp tim

Để giúp trẻ khỏe mạnh, cha mẹ cần lưu ý đến vấn đề rối loạn nhịp tim của trẻ. Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ bị rối loạn nhịp tim:

Học cách làm chậm nhịp tim của con

Nếu tim trẻ đập nhanh, bác sĩ có thể hướng dẫn cha mẹ một số mẹo để làm chậm nhịp tim của con lại. Cụ thể như sau:

  • Trẻ ho hoặc nôn khan
  • Chườm nước đá lên mặt
  • Khép mũi và miệng rồi cố gắng thở ra

Hiểu và quản lý thuốc

Khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc đúng thời điểm. Một số loại thuốc cần phải được uống/tiêm vào các khoảng thời gian đều đặn trong ngày.

Lưu ý: Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng và hàm lượng của thuốc. Không tự ngừng sử dụng thuốc khi chưa thông qua ý kiến của bác sĩ.

Cho bé uống thuốc đúng theo chỉ định
Cho bé uống thuốc đúng theo chỉ định

Tìm hiểu CPR và các quy trình cấp cứu khẩn cấp

Bất kỳ cha mẹ nào cũng nên nắm rõ quy trình hồi sức tim phổi (Cardiopulmonary resuscitation – CPR) để cấp cứu con trong trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, kỹ năng hô hấp nhân tạo, phát hiện dấu hiệu khó thở, ngừng tim cũng rất quan trọng nếu con bạn mắc rối loạn nhịp tim.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý

Để nhịp tim trẻ em ổn định, các mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch bé. Đồng thời hạn chế những thực phẩm không tốt như đồ ăn nhanh, thực phẩm dầu mỡ,…  Bên cạnh đó, cha mẹ nên cùng bé tham gia các hoạt động ngoài trời để tăng cường thể lực cho con. Lưu ý, chỉ nên cho bé chơi vào bộ môn vận động nhẹ nhàng, hạn chế các hoạt động quá sức sẽ không có lợi cho tim của bé.

Khám định kỳ

Bên cạnh việc thường xuyên theo dõi nhịp tim trẻ em tại nhà, cha mẹ nên đều đặn đưa bé đi khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần để theo dõi và đánh giá tình trạng của bé.

Hiểu được nhịp tim trẻ em theo độ tuổi, cũng như cách đo nhịp tim sẽ giúp mẹ có quyết định sáng suốt khi trẻ có vấn đề bất thường về nhịp tim. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích ích cho mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!

Tìm kiếm cùng chủ đề: nhịp tim trẻ sơ sinh, nhịp tim bình thường của trẻ em, nhịp tim trung bình của trẻ em, nhịp tim của trẻ sơ sinh, nhịp tim bình thường ở trẻ em,…

Chia sẻ bài viết này