Trẻ 1 – 2 tuổi bị thiếu máu là nỗi lo của không ít bậc phụ huynh. Dưới đây, Fitobimbi sẽ chia sẻ cho mẹ những thông tin hữu ích về căn bệnh này cũng như cách điều trị và phòng ngừa.
Tại sao trẻ từ 1- 2 tuổi lại bị thiếu sắt?
Thiếu máu là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Trong đó chủ yếu là giai đoạn từ 1-2 tuổi. Khi bị thiếu máu, lượng hồng cầu trong cơ thể bé sẽ giảm < 110g/l. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thiếu hụt trong giai đoạn này là do:
- Không đủ sắt: Trẻ nhỏ khi mới sinh thường có lượng sắt dự trữ trong 4- 6 tháng đầu. Vì vậy khi lượng sắt này hết đi, cơ thể không được cung cấp thêm dinh dưỡng thì nguy cơ trẻ thiếu máu là rất cao
- Mẹ thiếu sắt khi mang thai: Thời kỳ mang thai mẹ cần bổ sung sắt để con có thể hấp thụ và dự trữ. Nếu cơ thể mẹ thiếu sắt bé sinh ra sẽ luôn trong trạng thái còi cọc, xanh xao, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển từ 1-2 tuổi
- Thiếu nguồn cung cấp: Trẻ từ 1-2 tuổi đã bắt đầu cần sắt bổ sung hàng ngày. Vì vậy nếu chế độ ăn dặm nghèo nàn, ít sắt thì khả năng thiếu máu là rất cao
- Trẻ bị mất máu: Trẻ từ 1-2 tuổi thường bị các chấn thương do hiếu động. Ngoài ra ở độ tuổi này hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện nên nguy cơ bị loét dạ dày, u mạch máu, viêm đường ruột, nhiễm ký sinh trùng là rất lớn. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể khiến bé bị mất máu, thiếu máu nghiêm trọng
- Sắt không vào được tủy: Thiếu vitamin C hoặc bị bệnh tự miễn, u ác tính, Atransferrin cũng có thể khiến trẻ 1 – 2 tuổi bị thiếu máu. Nguyên nhân là do khi mắc các căn bệnh này sắt sẽ không vào được tủy trong xương để sản sinh hồng cầu
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì trẻ 1-2 tuổi bị thiếu máu còn có thể là do sử dụng quá nhiều thực phẩm giảm hấp thu sắt hoặc bé chỉ uống sữa bò.
Dấu hiệu nhận biết trẻ 1 – 2 tuổi bị thiếu máu
Trẻ thiếu máu đôi khi không thể nhận biết bằng triệu chứng bên ngoài. Tuy nhiên khi bệnh đã tiến triển đến một giai đoạn nhất định thì các dấu hiệu dưới đây sẽ là gợi ý quan trọng cho mẹ.
- Trẻ 1 tuổi thiếu máu thường có làn da xanh, lòng bàn tay nhợt nhạt, các móng tay và móng chân mềm, dễ gãy
- Trẻ trở nên mệt mỏi, uể oải, không thích vận động
- Khả năng linh hoạt kém, phản ứng chậm với các tác nhân ở ngoài
- Ngoài ra khi trẻ 2 tuổi bị thiếu máu mẹ sẽ thấy con biếng ăn, chậm phát triển, thậm chí là bị sụt cân
- Các bé sẽ giảm khả năng ghi nhớ và không tập trung khi học
- Một số trẻ thiếu sắt còn hay quấy khó, cáu kỉnh
- Trường hợp nặng bé sẽ thở nhanh, mạch đập mạch, sức đề kháng suy giảm, tình trạng mắc các bệnh nhiễm trùng tăng cao
Các triệu chứng trên có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu máu hoặc nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do đó, để chắc chắn mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được giải đáp chi tiết.
Trẻ 1 – 2 tuổi bị thiếu máu có nguy hiểm không?
Thiếu máu ở trẻ em là căn bệnh ‘‘tử thần’’ cực kỳ nguy hiểm. Nếu phát sinh trong giai đoạn từ 1-2 tuổi thì nguy cơ biến chứng là rất cao. Dưới đây là một số hệ lụy mà bé có thể gặp phải nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Trẻ chậm phát triển về thể chất và trí tuệ tạo gánh nặng cho gia đình, xã hội
- Hệ miễn dịch suy giảm kéo theo đó là hàng loạt các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm phế quản, ho hen, viêm đường ruột,…
- Trẻ bị bất thường về nhịp tim lâu ngày có thể gây suy tim, khó thở, đau thắt ngực thậm chí là tử vong
Có thể nói ngoài tim mạch và ung thư thì thiếu máu là căn bệnh thứ 3 mà mẹ cần đề phòng. Bởi phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều được phát hiện muộn dẫn đến hệ lụy đáng tiếc. Vì vậy ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời. Tại đây bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm như huyết sắc tố, công thức máu và soi tế bào ngoại vi để kiểm tra nồng độ, hình dạng hồng cầu, đưa ra kết quả chính xác.
Trẻ thiếu máu từ 1-2 tuổi điều trị như thế nào?
Có rất nhiều cách bổ sung sắt cho trẻ 1-2 tuổi bị thiếu máu. Tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của các bé mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khác nhau.
Bú sữa mẹ để bổ sung sắt cho trẻ 1 tuổi
Ai cũng biết sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng số 1, không gì thay thế được. Dù chỉ chiếm khoảng 0,3mg sắt trong 1 lít sữa nhưng đây vẫn là nguồn bổ sung thích hợp cho bé từ 4-6 tháng tuổi. Đối với các trẻ có tuổi lớn hơn khoảng 1,5-2 tuổi thì nhu cầu sử dụng sắt mỗi ngày là khoảng 7mg. Vì vậy ngoài sữa mẹ, các bé còn cần được bổ sung sắt từ nhiều nguồn khác.
Sử dụng thực phẩm giàu sắt
Trẻ 1 – 2 tuổi bị thiếu máu đã có thể duy trì chế độ ăn dặm bổ sắt hằng ngày. Do đó mẹ cần đa dạng bữa ăn, tăng cường vi chất vào thực phẩm nhằm cải thiện dinh dưỡng cho bé. Trong giai đoạn ăn dặm, trẻ 1 – 2 tuổi bị thiếu máu cần:
- Các thực phẩm giàu sắt cho trẻ như thịt bò, hải sản, gan động vật, lòng đỏ trứng gà, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau lá màu xanh đậm,…
- Các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, chuối, kiwi, dâu tây, nho,…
- Chia nhỏ khẩu phần ăn và sử dụng dầu thực vật để trẻ hấp thụ được vitamin C, tăng hàm lượng sắt
- Mẹ cũng nên cho bé ăn chín, uống sôi để tránh các bệnh đường ruột cản trở khả năng hấp thụ sắt
Bổ sung sắt cho trẻ 1-2 tuổi bằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Từ 6 tháng tuổi trẻ đã có thể sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt như siro, viên uống, dung dịch,… Tuy nhiên việc bổ sung này đòi hỏi mẹ cần tuân thủ theo liều lượng và cách dùng khuyến cáo. Không chỉ thế khi chọn sản phẩm bổ sung sắt cho trẻ 1 tuổi mẹ còn nên ưu tiên thương hiệu lớn. Việc lạm dụng các sản phẩm không chất lượng có thể khiến trẻ gặp các tác dụng không mong muốn như táo bón, nóng trong,…
Theo các chuyên gia để quá trình hấp thụ sắt đạt hiệu quả, trẻ cần được bổ sung đồng thời hàm lượng kẽm tương ứng. Vì vậy mẹ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có chứa đồng thời cả hai vi chất này. Mẹ có thể tham khảo và sử dụng TPBVSK Fitobimbi Ferro C. Đây là sản phẩm nổi tiếng của Ý, hiện được nhập khẩu về Việt Nam và được rất nhiều mẹ bỉm tin dùng. Hàm lượng sắt trong sản phẩm đạt mức 384.4mg/ 100ml dung dịch đáp ứng nhu cầu sử dụng của bé. Không chỉ thế sắt, kẽm trong sản phẩm còn được bào chế dưới dạng hữu cơ, không gây nóng trong, táo bón nếu dùng lâu dài.
Một số tiểu phẫu điều trị thiếu máu cho trẻ
Trường hợp trẻ 1 – 2 tuổi bị thiếu máu bẩm sinh, bác sĩ buộc phải chỉ định các tiểu phẫu để kéo dài tuổi thọ như:
- Truyền máu: Nhằm cung cấp cho bé các tế bào hồng cầu khỏe mạnh
- Cắt lá lách: Khi lá lách lớn gây khó thở, bé sẽ được chỉ định cắt bỏ để hỗ trợ việc điều trị sau này
- Cấy tế bào gốc: Là phương pháp sử dụng nguồn tủy tương thích để cấy ghép vào cơ thể bé nhằm cải thiện tình trạng rối loạn hồng cầu
Lưu ý: Phương pháp này chỉ áp dụng riêng cho trường hợp thiếu máu bẩm sinh. Với các bé thiếu máu do thiếu vi chất thì sử dụng thực phẩm chức năng, sữa mẹ và thực đơn hàng ngày vẫn là ưu tiên số một.
Cách ngăn ngừa tình trạng trẻ 1 – 2 tuổi bị thiếu máu
Trẻ 1 – 2 tuổi bị thiếu máu có thể ngăn ngừa bằng các biện pháp can thiệp dưới đây:
- Không cho trẻ uống sữa bò khi chưa đủ 1 tuổi vì loại sữa này thường không có đủ sắt
- Tẩy giun cho trẻ 6 tháng 1 lần bắt đầu từ khi 2 tuổi để loại bỏ giun sán
- Điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn ngay khi phát hiện để tránh tình trạng mất máu của bé
- Với những bé sử dụng sữa công thức mẹ hãy chắc chắn trong thành phần sữa có sắt
- Trước hoặc trong khi mang thai mẹ nên đi kiểm tra lại gen của mình để phòng ngừa nguy cơ trẻ bị thiếu máu bẩm sinh
Trên đây thông tin mà Fitobimbi muốn gửi tới các mẹ quanh vấn đề trẻ 1 – 2 tuổi bị thiếu máu. Hy vọng với những kiến thức bổ ích này, mẹ sẽ biết cách chăm con một cách toàn diện và khỏe mạnh.