Nội dung chính

Thai 35 tuần nặng bao nhiêu? Mẹ nên làm gì để con đạt chuẩn

Tuần 35, mẹ bước vào giai đoạn nước rút, khi mà bé đang phát triển rất nhanh. Vậy thai 35 tuần nặng bao nhiêu gam? Mẹ cần làm gì để bé tăng cân đạt chuẩn? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Thai 35 tuần là mấy tháng?

Thai 35 tuần là một cột mốc quan trọng ở trong chặng đường thai kỳ. Chỉ cần 1 tuần nữa thôi, em bé sẽ được xem là đủ tháng đủ ngày. Vì vậy ở tuần tuổi này, cân nặng thai nhi vô cùng quan trọng bởi nó quyết định trọng lượng của bé khi mới chào đời. Vậy mẹ đã biết thai 35 tuần nặng bao nhiêu chưa?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề này, chúng ta hãy cùng trả lời câu hỏi thai 35 tuần là tháng thứ mấy. Theo chuyên gia, ở tuần 35, thai nhi đang ở trong tháng thứ 8, tức tam cá nguyệt thứ 3. Đây là giai đoạn nước rút để bé đạt được cân nặng trước khi chào đời. Vì vậy mẹ nhớ bổ sung dinh dưỡng một cách đầy đủ, khoa học cho con.

Hình ảnh thai nhi lúc 35 tuần
Hình ảnh thai nhi lúc 35 tuần

35 tuần thai nhi nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Thai 35 tuần nặng bao nhiêu là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Theo chuyên gia, cơ thể của bé ở tuần 35 nặng khoảng 2,4 kg và dài 46.3cm, tương đương kích thước một quả dưa gang.

So với 3 tháng giữa thì chỉ số thai nhi ở tuần 35 tăng khoảng 30%. Tử cung của mẹ bị lấp đầy lên nhanh chóng, do đó bé không còn nhiều không gian thỏa sức “vẫy vùng” như thời gian đầu.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, tùy vào từng bé mà số cân nặng có thể xê dịch khoảng 2.2-2.7kg. Bởi việc tăng cân còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, sức khỏe người mẹ và độ chính xác siêu âm.

Ngoài cân nặng và chiều dài thai nhi, ở tuần 35 mẹ cũng cần chú ý đến chỉ số này.

  • Chiều dài đầu mông: 46,2 cm
  • Chiều dài xương đùi: 76mm
  • Đường kính lưỡng đỉnh: 87mm

? Tìm hiểu thêm: Quá trình phát triển của thai nhi theo tuần

Thai 35 tuần cân nặng không đạt chuẩn là do đâu?

Thai 35 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Hẳn mẹ đã có đáp án trong đầu. Với những trường hợp cân nặng của bé dưới mức cho phép, có thể là do những nguyên nhân sau:

  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ kém: Ở tam cá nguyệt cuối, thai nhi phát triển rất nhanh, nhu cầu dinh dưỡng vì thế cũng cao. Nếu như mẹ không có chế độ ăn đầy đủ có thể làm giảm nhịp tăng của con
  • Mẹ bầu bị cao huyết áp: Huyết áp cao là nguyên nhân chính khiến cho lượng máu đến nhau thai bị giảm, bé nhận được ít oxy và chất dinh dưỡng. Do đó ở tuần thai này, mẹ cần chú ý nhiều hơn đến tình trạng huyết áp của mình
  • Sự bất thường ở nhau thai: Tình trạng nhau thai bong non, thoái hóa cũng là nguyên nhân khiến bé không thể phát triển theo mốc quy định

Với những trường hợp này mẹ cần theo dõi sát sao để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Sự phát triển của thai nhi tuần 35 diễn ra thế nào?

Vậy là chỉ còn 4 tuần nữa thôi em bé của mẹ sẽ được chào đời. Vì vậy ở thời điểm này ngoài số cân nặng, mẹ bầu còn phải quan tâm đến sự phát triển hình thái dưới đây.

Tuần thai này bé không còn nhiều không gian
Tuần thai này bé không còn nhiều không gian
  • Bé không còn nhiều không gian: Thai 35 tuần giờ bé đã không còn đủ không gian để xoay trở mình nhưng con vẫn sẽ tìm vài tư thế dễ chịu. Mẹ sẽ cảm thấy thái độ phản đối của con mỗi khi bị chật chội quá. Một cú hích nhẹ vào vùng xương sườn, xương chậu là lời nhắc nhở mẹ hãy đứng lên, di chuyển hoặc là lắc cái hông
  • Có phân xu: Ở tuần 35, lớp lông tơ mềm mại vốn đang bao phủ cơ thể bé sẽ bị thụt lại vào trong. Phần lớn sẽ chui vào ruột của bé, trộn lẫn với đám chất thải và trút ra trong lần đại tiện đầu tiên
  • Phát triển chất béo: Ở tuần thai này, không gian tử cung chật chội nên bé sẽ chuyển từ đấm sang lăn và trườn. Sự phát triển của bé bây giờ tập trung vào chất béo để trông có da thịt hơn khi sắp chào đời
  • Thận và gan: Tuần 35, ngoài cân nặng thì thận và gan của bé cũng đã phát triển đầy đủ, có thể xử lý một số chất thải. Về cơ bản, thai nhi ở tuần tuổi này nội tạng đã khá hoàn thiện, chuẩn bị cho việc chào đời
  • Trí não: Vào tuần thứ 35, trí não của bé sẽ phát triển nhanh với một tốc độ rất đáng kinh ngạc. May thay, phần hộp bao quanh bộ não vẫn còn rất mềm để giúp các bé chui qua ống sinh dễ dàng
  • Tư thế của bé: Thường tuần 35, thai nhi sẽ nằm ở trong tư thế chúc đầu xuống dưới. Đây là tín hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng với việc ra ngoài trong vài tuần tới

Cơ thể mẹ bầu có thay đổi gì ở tuần thai thứ 35?

Cùng với cân nặng thai nhi 35 tuần thì cơ thể mẹ cũng có rất nhiều thay đổi để thích nghi kịp. Cụ thể:

Xuất hiện cơn chuyển dạ giả

Ở tuần thai này mẹ sẽ có thể cảm nhận cơn gò xuất hiện nhiều hơn. Đôi khi cơn gò kéo dài, gây ra triệu chứng khó chịu. Theo các bác sĩ, mẹ bầu ở tuần 35, nếu gò nhiều lần cần phải đi khám để chạy máy đo, kiểm tra cơn gò kéo dài bao giây và sau bao lâu thì dừng. Việc kiểm tra này sẽ giúp bác sĩ phân biệt dấu hiệu của dọa sinh non và sinh non thật sự.

Ngoài cơn gò mẹ cũng cần gọi cho bác sĩ nếu thai máy ít hoặc có dấu hiệu rỉ ối, chảy máu âm đạo, bị sốt và đau nhức đầu.

Nhức đầu thường xuyên

Thai phụ ở tuần 35 sẽ gặp triệu chứng đau đầu thường xuyên. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể quá nóng hoặc bị ngột trong phòng kín. Vì vậy lời khuyên cho mẹ lúc này là hãy nghỉ ngơi và mở cửa sổ thường xuyên.

Nếu tình trạng đau đầu diễn ra nghiêm trọng, thai phụ có thể nhờ bác sĩ kê thuốc giảm đau an toàn. Thông thường, thuốc được chỉ định sẽ là Acetaminophen- Đây là loại thuốc an toàn cho mẹ và con. Tuy nhiên bà bầu không nên lạm dụng và dùng quá nhiều.

Mẹ bầu sẽ bị nhức đầu thường xuyên ở tuần 35
Mẹ bầu sẽ bị nhức đầu thường xuyên ở tuần 35

Giãn tĩnh mạch

Triệu chứng tiếp theo mà các mẹ bầu sẽ gặp ở tuần 35 là giãn tĩnh mạch. Lý do là bởi khi thai nhi lớn, áp lực sẽ được dồn lên các chi, gây ra hiện tượng đau, ngứa.

Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể sử dụng tất chống giãn tĩnh mạch giúp giảm áp lực từ bụng đẩy xuống.

Bệnh trĩ

Bên cạnh thông tin thai 35 tuần nặng bao nhiêu, mẹ bầu còn quan tâm đến tình trạng bệnh trĩ ở tuần thai này. Theo chuyên gia, tình trạng giãn tĩnh mạch không chỉ xuất hiện ở chân mà còn xảy ra ở quanh trực tràng. Từ đó khiến cho thai phụ bị mắc bệnh trĩ.

Do đó, nếu gặp tình trạng này mẹ hãy sử dụng nước ấm và giấy vệ sinh để lau.

Chảy máu ở nướu

Nướu chảy máu cũng là tình trạng thường gặp ở các thai phụ khi bước vào tuần 35. Để tăng sức khỏe cho răng, thời điểm này chị em nên bổ sung nhiều vitamin C, uống thêm 1 ly nước cam, rắc thêm một chút quả mọng lên bột yến mạch hoặc ngũ cốc sẽ giúp cải thiện tình trạng răng miệng hiệu quả.

Viêm da

Nếu mẹ đột ngột bị nổi mẩn ngứa trên bụng thì rất có thể đã bị viêm da dị ứng hoặc do mề đay, sẩn ngứa. Tình trạng này tuy lành tính và không nguy hiểm bé nhưng chúng lại gây rất nhiều triệu chứng khó chịu. Cách tốt nhất để làm dịu cơn ngứa là hãy thử thoa gel lô hội sau khi tắm rửa.

Mẹ có thể bị mẩn ngứa ở bụng
Mẹ có thể bị mẩn ngứa ở bụng

Vụng về, chậm chạp

Cân nặng thai nhi 35 tuần tăng nhanh có thể khiến cho mẹ bầu chậm chạp và vụng về hơn. Ở tuần này, việc cân bằng cơ thể trở nên khó khăn khi mẹ di chuyển về trước. Vì vậy hãy thật cẩn thận, tốt nhất là mẹ nên đi chậm và hạn chế leo trèo.

Suy giảm trí nhớ

Mẹ bầu ở tuần 35 có thể ngày càng lơ đãng. Lý do là bởi khối lượng tế bào não đang bị thu hẹp và mẹ thường xuyên bị cơn mất ngủ làm phiền. Hội chứng suy giảm trí nhớ sẽ thuyên giảm trong vài tháng sau sinh nên mẹ không phải lo lắng.

Ít bị ợ nóng và bụng bắt đầu xa

Ở tuần thai này mẹ bầu có thể ít bị ợ nóng và dễ thở hơn khi mà em bé đã tụt xuống tận vùng chậu. Quá trình này người ta gọi là tụt bụng. Nó thường diễn ra vài tuần trước khi mẹ chuyển dạ nếu như đây là đứa con đầu lòng. Nếu mẹ từng sinh, quá trình này có thể sẽ không xảy ra trước khi chuyển dạ.

Những lưu ý “vàng” giúp thai nhi tuần 35 phát triển tốt

Thai 35 tuần nặng bao nhiêu chắc hẳn mẹ đã có câu trả lời. Tuy nhiên theo các chuyên gia, để đạt được cân nặng chuẩn mẹ nên làm theo một số gợi ý dưới đây.

Thai 35 tuần nên ăn gì?

Ở tuần 35, em bé đã chiếm hầu hết không gian túi ối nên mẹ có thể sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống. Lúc này việc chia nhỏ bữa sẽ giúp ích hơn cho hệ tiêu hóa cũng như đường ruột của mẹ. Vậy thai 35 tuần nên ăn gì? Dưới đây Fitobimbi sẽ hướng dẫn mẹ cách ăn hiệu quả để bé tăng cân.

  • Ăn nhiều thực thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau củ, bánh mì, thực phẩm từ sữa,…
  • Uống đủ nước theo khuyến nghị của bác sĩ, tốt nhất là 1,5-2 lít nước mỗi ngày
  • Hạn chế cafein và cá biển dưới 2 khẩu phần/ tuần. Trường hợp ăn cá mẹ nên lựa chọn loại ít thủy ngân như cá hồi, cá tuyết hoặc cá rô phi. Tuyệt đối không ăn cá kiếm, cá mòi, cá thu, cá mập,…
  • Tiếp tục duy trì bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin như đầu thai kỳ, đảm bảo cung cấp đủ sắt, canxi, DHA và acid folic
Tuần 35 mẹ nên ăn uống đa dạng thực phẩm
Tuần 35 mẹ nên ăn uống đa dạng thực phẩm

Mẹ bầu tuần 35 nên tập thể dục thế nào?

Theo như nghiên cứu khoa học, em bé được sinh ra bởi mẹ bầu chăm tập thể dục thường có xu hướng ngủ sớm và làm dịu bản thân tốt hơn.

Lý do là bởi, những đứa trẻ này sẽ được kích thích thông qua thay đổi nhịp tim, nồng độ oxy cũng như âm thanh trong quá trình tập  của mẹ. Vì thế ở tuần 35, mẹ nên duy trì thói quen đi bộ hoặc tập thể dục mỗi ngày. Ưu tiên những bài tập nhẹ, không mất nhiều sức như yoga, ngồi thiền,…

Cách giảm mất ngủ ở tuần 35

Ước tính có khoảng 75% mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ 3 gặp chứng mất ngủ, nhất là vào tuần 35. Lúc này thai nhi phát triển chèn ép lên các cơ quan, khiến mẹ khó ngủ. Do đó, cách tốt nhất để vào giấc là hãy cố gắng thư giãn bằng cách đọc sách, tắm nước ấm hoặc ngồi thiền. Nếu mẹ vẫn không thể ngủ sau 20-30 phút thì hãy rời giường và tìm công việc nhỏ như đan, thêu, sắp xếp quần áo để làm. Sau đó cố gắng vào giấc lần nữa.

Cách giảm ợ nóng khi bầu tuần 35

Ngoài thông tin thai 35 tuần nặng bao nhiêu gam, mẹ bầu nên quan tâm đến cách giảm ợ nóng ở tuần thai này. Theo chuyên gia, một số cách giúp mẹ dễ thở và ít ợ nóng hơn là:

  • Ngồi thẳng khi ăn và giữ nguyên tư thế đó trong vòng vài giờ. Khi mẹ cúi xuống hãy sử dụng đầu gối thay vì thắt lưng, nếu không axit sẽ trào ngược lên
  • Khi ăn mẹ nhớ ăn chậm, nhai kỹ để giảm áp lực cho dạ dày
  • Ngoài ra mẹ cũng có thể nhai kẹo cao su không đường để tăng tiết nước bọt, trung hòa axit trong thực quản. Tuy nhiên cần tránh lạm dụng loại kẹo này
  • Cuối cùng, mẹ hãy dành chút thời gian giải tỏa stress. Bởi việc lo lắng, căng thẳng có thể gây ra rối loạn, khiến cho ợ nóng nặng hơn

Chuẩn bị cho việc sinh con

Ngoài việc quan tâm cân nặng thai nhi 35 tuần giai đoạn này mẹ còn phải chuẩn bị cho việc sinh con. Gợi ý cho mẹ lúc này là hãy

  • Thông báo sinh: Tạo một danh sách tất cả những người mẹ muốn thông báo về sự ra đời của bé cùng số điện thoại, địa chỉ của họ. Như vậy, vào ngày em bé chào đời, mẹ chỉ cần thực hiện cuộc gọi là sẽ có người hỗ trợ ở bên
  • Tránh du lịch xa: Ngay cả khi mẹ đang tận hưởng một thai kỳ không biến chứng thì tốt nhất cũng tránh đi máy bay hoặc du lịch xa vào những tháng cuối. Vì mẹ có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Thực tế, các hãng hàng không cũng không có phép thai phụ 35 tuần được lên máy bay
  • Tìm hiểu phương pháp giảm đau khi sinh nở: Thai 35 tuần là lúc mẹ sẽ có thể chuyển dạ. Vì vậy hãy dành thời gian tìm hiểu một số phương pháp giảm đau như hít sâu thở đều, dùng thuốc, đi lại,…
Mẹ nên chuẩn bị tinh thần sinh nở ở tuần 35
Mẹ nên chuẩn bị tinh thần sinh nở ở tuần 35

Những câu hỏi thường gặp về sự phát triển của thai nhi tuần 35

Ngoài thắc mắc 35 tuần thai nhi nặng bao nhiêu, mẹ bầu còn quan tâm đến một vài vấn đề như sau.

Thai 35 tuần gò cứng bụng có sao không?

Như đã chia sẻ, thai 35 sẽ xuất hiện cơn gò, tuần suất không đều, diễn ra khoảng 30-60s.

Vậy trường hợp thai 35 tuần gò nhiều có sao không? Theo bác sĩ, đa số những cơn gò ở tuần 35 chủ yếu là gò sinh lý. Vì thế đây là triệu chứng bình thường, không gây đau đớn hay ảnh hưởng gì. Nếu gặp phải triệu chứng này, thai phụ có thể nằm xuống nghỉ ngơi. Lưu ý nên nằm tư thế nghiêng trái, sau đó dùng khăn ngâm nước chườm lên vùng bụng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể đi lại nhẹ nhàng, thay đổi tư thế làm việc. Nếu được, hãy tập Yoga, điều này sẽ giúp hạn chế cơn gò cứng bụng.

Tuy nhiên, nếu như xuất hiện cơn gò lệch sang một bên. Đồng thời có các triệu chứng như chảy máu âm đạo, chuột rút, khó chịu, đau bụng, căng cứng thì cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ để được thăm khám.

Với những thai phụ đã từng bị ngã trong thai kỳ, tiền sử sinh non, thai bong tách, dọa sảy nếu thấy gò nhiều cũng phải đến viện kiểm tra. Tùy vào trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp.

Thai 35 tuần mổ được không?

Quá trình mang thai, nhiều thai phụ có nguy cơ sinh non, trong đó chủ yếu là tuần 35. Vậy thai 35 tuần mổ được không? Theo các bác sĩ, điều này còn phải phụ thuộc vào từng trường hợp.

  • Nếu như màng ối đã vỡ, thai phụ xuất hiện triệu chứng lâm bồn, bác sĩ sẽ tiêm thuốc kích sinh để tiến hành mổ nhằm đảm bảo an toàn cho 2 mẹ con
  • Trường hợp vẫn kiểm soát được, bác sĩ sẽ tiêm thuốc trì hoãn cơn sinh. Sau đó chờ đủ ngày mới cho em bé chào đời

Thai 35 tuần nặng 2kg có nhỏ không?

Thai 35 tuần nặng 2kg có nhỏ không là câu hỏi mà nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo chuyên gia, dựa vào chỉ số cân nặng chiều cao của WHO, thai nhi từ 35-36 tuần sẽ có cân nặng dao động khoảng 2,2-2,7kg. Tuy nhiên số cân nặng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: máy siêu âm, kinh nghiệm bác sĩ hoặc yếu tố di truyền của gia đình. Vì vậy để biết thai 35 tuần nặng 2kg có nhỏ không mẹ nên tham khảo bác sĩ chuyên môn.

Thai 35 tuần nặng 2kg là nhỏ hơn mốc tiêu chuẩn
Thai 35 tuần nặng 2kg là nhỏ hơn mốc tiêu chuẩn

Thai 35 tuần nặng 3kg có to không?

Thai 35 tuần nặng bao nhiêu? Đáp án là 2.2-2.7kg. Vì vậy khi con đạt số cân nặng vượt chuẩn rất nhiều mẹ bầu lo lắng. Vậy thai 35 tuần nặng 3kg có to không? Như đã trình bày ở trên, cân nặng của trẻ sẽ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy nếu cân vượt chuẩn mà mẹ đã được loại trừ yếu tố tiểu đường thai kỳ thì không cần phải lo lắng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì hãy tham vấn ý kiến bác sĩ về chế độ ăn hợp lý ở tuần thai này.

Từ những thông tin trên đây, hẳn mẹ đã có đáp án câu hỏi “thai 35 tuần nặng bao nhiêu“. Hy vọng với kiến thức này mẹ bầu có thể xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

https://www.pampers.com/en-us/pregnancy/pregnancy-calendar/35-weeks-pregnant
https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-35.aspx
Chia sẻ bài viết này