Nội dung chính

Trẻ em thức khuya có tốt không? Tối đi ngủ mấy giờ con sẽ thông minh

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Câu hỏi đặt ra là “trẻ em thức khuya có tốt không?”. Thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé!

Trẻ em thức khuya có tốt không? Buổi tối đi ngủ mấy giờ con sẽ thông minh?
Trẻ em thức khuya có tốt không? Buổi tối đi ngủ mấy giờ con sẽ thông minh?

Trẻ em ngủ bao nhiêu là đủ?

Nhiều cha mẹ lo lắng trẻ thiếu ngủ ảnh hưởng đến chiều cao. Thực tế, thời lượng ngủ ở mỗi trẻ là khác nhau, tùy vào độ tuổi. Cụ thể như sau:

  • Trẻ từ 1 tuần đến 4 tuần tuổi: Trung bình mỗi ngày trẻ cần ngủ từ 15 – 18 giờ, khoảng 2 – 4 giờ/cữ
  • Trẻ 1 tháng đến 4 tháng tuổi: Trẻ cần ngủ 14 – 15 giờ/ngày, mỗi giấc từ 4 – 6 giờ. Trẻ bắt đầu ngủ nhiều hơn vào ban đêm
  • Trẻ 4 tháng đến 1 tuổi: Số giờ ngủ trong một ngày của trẻ là từ 14 – 15 giờ, mỗi giấc ngủ kéo dài 4 – 6 giờ. Lúc này, thói quen ngủ vào ban ngày của trẻ sẽ giảm dần và thời gian ngủ vào ban đêm sẽ dài ra
  • Trẻ từ 1 tuổi đến 3 tuổi: Trẻ cần ngủ 12 – 14 giờ/ngày, bao gồm giấc ngủ ngắn buổi trưa và vào ban đêm
  • Trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi: Trẻ cần ngủ 10 – 12 giờ mỗi ngày
  • Trẻ từ 6 tuổi đến 12 tuổi: Trẻ cần ngủ 9 – 12 giờ mỗi ngày

Bảng theo dõi thời gian ngủ tiêu chuẩn của trẻ theo độ tuổi

Chưa rõ trẻ em thức khuya có tốt không?, nhưng giấc ngủ ngon và sâu sẽ giúp trẻ tập trung tốt hơn, duy trì khả năng tỉnh táo, cũng như cung cấp năng lượng cho trẻ hoạt động. học tập tốt hơn. Vì vậy, ngay từ khi còn bé, cha mẹ nên thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học, để trẻ có thói quen ngủ lành mạnh.

Trẻ em thức khuya có tốt không?

Một đêm không ngon giấc sẽ làm trẻ mệt mỏi, uể oải. Về lâu dài, điều này sẽ kìm hãm sự phát triển của trẻ. Vậy, trẻ thức khuya có ảnh hưởng gì không? Dưới đây là những tác hại của việc trẻ ngủ muộn:

Chậm phát triển chiều cao

Chiều cao của trẻ không chỉ chịu ảnh hưởng bởi dinh dưỡng mà còn tác động từ nhiều yếu tố, trong đó giấc ngủ chiếm phần quan trọng hơn cả. Bởi, một khối lượng lớn hormone tăng trưởng sẽ được tiết ra trong lúc trẻ ngủ. Sự sản sinh này càng nhiều sẽ giúp cơ thể càng phát triển, đặc biệt là trong những khung giờ quan trọng như từ 10 giờ đêm đến 1 giờ sáng và từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng.

Vì vậy, nếu trẻ thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ muộn, hormone tăng trưởng sẽ bị ức chế. Từ đó, khả năng đạt được chiều cao tối ưu cũng bị giảm đi.

tre em thuc khuya co tot khong

Dễ mắc cảm lạnh và bệnh vặt thường xuyên

Trẻ em thức khuya có tốt không? Điều này không những không tốt mà còn gây suy giảm hệ miễn dịch, khiến trẻ dễ mắc cảm lạnh và các bệnh vặt thường xuyên.

Trong giấc ngủ, cơ thể sản sinh ra nhiều chất khác nhau, trong đó có protein cytokine, với tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh tật. Một giấc ngủ đủ dài và sâu sẽ giúp cơ thể có thời gian hồi phục và tái tạo các hệ thống khác trong cơ thể. Vì vậy, trẻ thức khuya sẽ ảnh hưởng đến số lượng cytokine, làm giảm sức đề kháng, dẫn đến thường xuyên ốm vặt.

Gây tổn thương cho tim

Trẻ thức khuya, không ngủ đủ giấc trong thời gian dài sẽ bị căng thức quá mức, mệt mỏi và dễ cáu kính. Khi tâm trạng quá phấn khích, trẻ có nguy cơ tăng huyết áp, dẫn đến tăng nhịp thở và nhịp tim, gây ra các tổn thương cho tim.

Nguy cơ béo phì

Khi trẻ ăn quá nhiều, các tế bào mỡ sẽ báo hiệu não ngừng ăn bằng cách sản sinh ra leptin. Theo đó, nếu trẻ không ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ghrelin, gây ức chế leptin, dẫn đến nguy cơ béo phì. Mặt khác, trẻ không nghỉ ngơi đủ sẽ không có tinh thần để vận động, vui chơi. Điều này sẽ khiến cơ thể trì trệ, trở nên ốm yếu, mệt mỏi.

Gây nguy cơ béo phì
Gây nguy cơ béo phì

Giảm thị lực

Ban đêm là khoảng thời gian mắt được nghỉ ngơi sau ngày dài làm việc liên tục. Việc trẻ thức khuya đồng nghĩa với việc mắt phải làm việc trong môi trường thiếu sáng. Về lâu dài, thị lực sẽ giảm đi đáng kể. Hơn nữa, ngủ trễ sẽ làm mắt bị khô, gây đau nhức, ngứa, đỏ, thậm chí là suy giảm thị lực.

Suy giảm trí nhớ

Ngủ là thời gian để não bộ thư giãn và nghỉ ngơi. Khi thức khuya, bạn đang tăng lượng thông tin cần ghi nhớ, từ đó làm giảm thời gian nghỉ ngơi của não. Lâu dần sẽ làm suy giảm trí nhớ.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Thức khuya cũng khiến niêm mạc dạ dày không được nghỉ ngơi, lâu dần dẫn đến suy yếu. Thậm chí gây nguy cơ viêm loét dạ dày.

Trẻ đi ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất?

Trẻ em thức khuya có tốt không? Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG. Vậy, giờ đi ngủ lý tưởng của trẻ là mấy giờ?

  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Bé chưa có giờ đi ngủ lý tưởng, vì chưa hình thành nhịp sinh học. Giấc ngủ của trẻ thường ngắn và kéo dài cả ngày lẫn đêm
  • Trẻ từ 1 – 4 tháng tuổi: Giờ đi ngủ lý tưởng của trẻ trong giai đoạn này là từ 20h – 23h
  • Trẻ từ 4 – 8 tháng: 17h30 – 19h30 là khung giờ ngủ lý tưởng của trẻ. Việc ngủ trưa thường xuyên sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ ban đêm sớm và dễ dàng hơn
  • Trẻ từ 8 – 10 tháng: Giờ đi ngủ lý tưởng của trẻ là từ 17h30 – 19h. Giờ ngủ đêm của trẻ không kéo dài hơn 3.5 tiếng.
  • Trẻ từ 10 – 15 tháng: Từ 18h – 19h30 là giờ ngủ lý tưởng của trẻ. Giờ ngủ đêm không muộn hơn 4 tiếng kể từ lúc thức dậy sau giấc ngủ ngắn
  • Trẻ từ 15 tháng – 3 tuổi: 18h – 19h30 cũng là giờ ngủ lý tưởng của trẻ trong giai đoạn này. Giấc ngủ trưa của trẻ có thể không diễn ra trong độ tuổi này, vì vậy trẻ ngủ đêm khá sớm
  • Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Giờ ngủ lý tưởng là từ 18h – 20h
  • Trẻ từ 7 – 12 tuổi: 19h30 – 21h là giờ ngủ lý tưởng của trẻ. Giấc ngủ trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ cải thiện hiệu suất học tập, khả năng ghi nhớ và sự chú ý, tập trung
Giờ ngủ lý tưởng của trẻ phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển
Giờ ngủ lý tưởng của trẻ phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển

Giải pháp giúp trẻ ngủ sớm, ngủ sâu giấc hơn

Ngoài thắc mắc “trẻ em thức khuya có tốt không?”, giải pháp giúp trẻ ngủ sớm cũng là điều mà nhiều phụ huynh quan tâm. Dưới đây là những lời khuyên chuyên gia dành cho bạn:

5 giai phap giup be ngu som

  • Điều chỉnh thói quen đi ngủ đúng giờ giấc: Cho bé lên giường đi ngủ sớm hơn mỗi ngày 15 phút cho đến khi bé có thể ngủ được vào lúc 20h. Ngoài ra, mẹ không nên cho con vận động, cười đùa quá nhiều trước khi ngủ. Thay vào đó, hãy kể chuyện, massage để con dễ ngủ hơn
  • Theo dõi dấu hiệu buồn ngủ và cho trẻ lên giường ngay. Không cho con lên giường ngủ quá sớm và khi đã quá giấc
  • Khi cho bé ngủ, mẹ có thể hát ru hoặc kể một câu chuyện. Điều này sẽ giúp bé thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn
  • Tạo môi trường ngủ lý tưởng, ít tiếng ồn, ánh sáng yếu để tránh khiến bé giật mình, khó ngủ lại
  • Cho bé dùng thêm siro thảo dược, hỗ trợ ngủ ngon, giảm căng thẳng thần kinh. Sản phẩm này khá phổ biến trên thị trường, mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia để chọn được loại tốt nhất

Trên đây là giải đáp “trẻ em thức khuya có tốt không?”. Mong rằng với những chia sẻ này, mẹ sẽ điều chỉnh lịch ngủ của bé cho phù hợp, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nguồn: moh, parents

https://www.moh.gov.sa/en/HealthAwareness/EducationalContent/BabyHealth/Pages/018.aspx
https://www.parents.com/toddlers-preschoolers/sleep/schedule/are-late-bedtimes-bad-for-kids/
Chia sẻ bài viết này