Nội dung chính

Mắt bé bị đổ ghèn khi ngủ dậy có sao không? Xử lý thế nào?

Mắt bé bị đổ ghèn khi ngủ dậy là hiện tượng bình thường và có thể khỏi khi được vệ sinh đúng cách. Tuy nhiên, nếu lượng ghèn tiết ra nhiều, kèm theo tình trạng mí mắt sưng, chảy nước mắt, bé cưng có nguy cơ gặp các vấn đề về mắt. Cùng Fitobimbi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Mắt bé bị đổ ghèn khi ngủ dậy

Hiện tượng mắt bé bị đổ ghèn là gì?

Bé ngủ dậy mắt có ghèn là một biểu hiện bình thường. Để đảm bảo độ ấm và bảo vệ mắt, mắt sẽ tự động tiết ra một chất dịch mỏng. Chất dịch này là sự kết hợp giữa dầu và chất nhờn, có màu trong suốt, vàng hoặc trắng ngà, ướt dính. Khi chất dịch này khô lại có thể đóng thành vảy, tuy nhiên cũng có trưởng hợp dịch ở trạng thái loãng như nước mắt.

Khi ngủ dậy vào buổi sáng, mắt bé thường xuất hiện nhiều gỉ. Bởi khi ngủ mắt sẽ nhắm chặt nên dịch bị kết tụ ở phần khóe mắt, lông mi. Hiện tượng này cũng xuất hiện cả ở người lớn. Tuy nhiên, nếu mắt bé đổ ghèn khi ngủ dậy mà lượng ghèn nhiều, màu sắc lạ. Bên cạnh đó còn kèm theo các biểu hiện bất thường thì ba mẹ cần đặc biệt chú ý. Bởi rất có thể hiện tượng này liên quan đến các bệnh về mắt.

Hiện tượng mắt bé bị đổ ghèn là gì?

  • Dịch ghèn màu vàng, xanh lá,…
  • Mí dính nhau khiến bé khó mở mắt.
  • Mắt sưng đỏ.
  • Mắt bé nhạy cảm với ánh sáng.

Nguyên nhân mắt bé bị đổ ghèn khi ngủ dậy

Mắt bé còn rất yếu và dễ bị nhiễm trùng nên bị đổ ghèn khi ngủ dậy không phải trường hợp hiếm. Ngoài ra, việc mẹ chưa biết cách vệ sinh đúng cho bé mỗi ngày, hoặc trong giai đoạn cho con bú, mẹ không chú ý đến thực đơn hàng ngày, ăn một số loại thức ăn gây nóng. Điều này có thể khiến bé mắt bị ảnh hưởng do bú sữa mẹ.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nếu bé bị đổ ghèn kèm theo dấu hiệu bất thường thì bạn có thể nghi ngờ bé đang gặp các vấn đề về mắt. Dưới đây là các bệnh lý về mặt đặc trưng bởi tình trạng đổ ghèn nhiều:

Tắc tuyến lệ

Tuyến lệ là bộ phận dẫn nước mắt. Khi tuyến lệ bị tắc, nước mắt sẽ bị ứ động dẫn đến tình trạng đổ ghèn vàng, mắt nhìn mờ. Tắc tuyến lệ rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường hết sau 1 năm đầu đời. Tuy nhiên, phụ huynh không nên chủ quan, cần chủ động theo dõi tình trạng của bé để xử lý sớm.

Tắc tuyến lệ

Viêm bờ mi

Viêm bờ mi xảy ra khi địch trong mắt tiết nhiều bất thường, dẫn đến tình trạng mắt bé đổ ghèn nhiều, thậm chí làm bé khó mở mắt khi thức dậy. Để giúp làm giảm tình trạng này, ba mẹ cần thường xuyên vệ sinh mí mắt cho bé đùng cách, đồng thời sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ.

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Mắt bé bị đổ ghèn khi thức dạt có thể do bị viêm kết mạc hay đau mắt đỏ. Đây là tình trạng viêm màng bao phủ mắt, với các biểu hiện đặc trưng như mắt đỏ, ngứa, cộm, kích ứng,… Khi trẻ bị đau mắt đỏ, ghèn mắt thích tích tụ nhiều ở dọc bờ mi. Trường hợp viêm kết mạc do vi khuẩn, ghèn mắt thường giống mủ, có màu vàng, xám, kèm theo tình trạng mắt khó mở khi thức dậy. Nếu viêm kết mạc do virus, ghèn mắt sẽ lỏng hơn, trong, có dịch trắng hoặc vàng và dễ lây lan.

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Dị vật trong mắt

Trẻ ngủ dậy có nhiều gỉ mắt cũng có thể do có dị vật trong mắt. Đây là cơ chế phòng vệ của mắt, giúp đẩy dị vật ra ngoài. Vì vậy, nếu bé bị đổ ghèn vàng, kèm theo tình trạng chảy nước mắt thì ba mẹ cũng nên lưu ý vấn đề này.

Ngoài ra, mắt bé bị đổ ghèn khi ngủ dậy cũng có thể liên quan đến tình trạng loét giác mạc, lẹo mắt,… Để biết chính xác, bạn cần theo dõi và chủ động đưa bé tới bác sĩ.

Trẻ ngủ dậy có nhiều gỉ mắt xử lý thế nào?

Nếu mắt bé bị đổ ghèn và chảy nước mắt nhiều, phụ huynh cần theo dõi và chủ động đưa bé đi khám. Tùy từng trường hợp, bé sẽ có phương án xử lý thích hợp. Cụ thể, nếu bé bị đổ ghèn mắt mức độ nhẹ, bạn có thể vệ sinh mắt cho bé bằng khăn mặt sạch bằng nước muối sinh lý. Đặc biệt là khu vùng khóe mắt, bờ mi. Các bước vệ sinh mắt cho bé như sau:

  • Người thực hiện cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi vệ sinh mắt cho bé
  • Lau khô mặt của bé bằng khăn mặt sạch hoặc miếng gạc
  • Làm ướt miếng gạc bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Không sử dụng bông gòn vì nó có thể làm vướng các sợi bông vào mắt bé
  • Lau mắt bé nhẹ nhàng từ khóe mắt ra đuôi mắt, mỗi một lần lau là sử dụng miếng gạc mới
  • Không chạm tay vào mắt bé hoặc làm sạch bên trong mí mắt vfi điều này khiến bé bị đau và gây tổn thương mắt

Trẻ ngủ dậy có nhiều gỉ mắt xử lý thế nào

Trường mắt bé bị đổ ghèn, sau khi vệ sinh một lúc lại có thì cần đưa bé đến khám bác sĩ. Tùy vào nguyên nhân, mức độ của tình trạng đổ ghèn mà bác sĩ sẽ có các tư vấn điều trị phù hợp.

Một số loại thuốc được dùng cho bé phải kể đến như:

  • Thuốc nhỏ mắt
  • Thuốc kháng nấm
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc kháng histamin
  • Thuốc kháng virus,…

Trường hợp mắt bé bị đổ ghèn khi thức dậy do tắc tuyến lệ, có thể phải làm thủ thuật thông tuyến lệ.

Phòng ngừa mắt bé bị đổ ghèn khi ngủ dậy

Mắt bé bị đổ ghèn khi ngủ dậy có thể do nhiễm khuẩn hoặc các vấn đề khác ở mắt. Do đó, phụ huynh cần chủ động phòng ngừa cho bé bằng cách:

  • Nhỏ mắt cho bé bằng nước muối sinh lý mỗi ngày
  • Không để bé đưa tay dụi mắt
  • Cho bé dùng khăn mặt riêng
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống, đồ dùng trong phòng ngủ thường xuyên

Trên đây là những thông tin về tình trạng mắt bé bị đổ ghèn khi ngủ dậy. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp ích được ba mẹ trong quá trình chăm sóc bé.

Chia sẻ bài viết này