Nội dung chính

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa

Theo thống kê, có khoảng 8% trẻ em gái và 2% trẻ em trai bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi lên 5 tuổi. Đáng chú ý là, triệu chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em rất khó phát hiện. Điều này làm tăng nguy cơ các ca bệnh nặng, tiềm ẩn những biến chứng. Vậy làm thế nào để phát hiện và bảo vệ bé yêu trước bệnh lý này? Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

nhiem khuan tiet nieu o tre

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em là gì?

Nhiễm khuẩn tiết niệu là hiện tượng vi khuẩn từ phân hoặc da của trẻ xâm nhập vào đường tiết niệu và phát triển thành bệnh.

Các loại vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu như:

  • Thận, cơ quan lọc chất thải và nước thừa ra khỏi máu để tạo thành nước tiểu
  • Bàng quang, nơi lưu giữ nước tiểu
  • Niệu quản, có chức năng dẫn nước tiểu từ thận vào bàng quang
  • Niệu đạo, đây là đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể

Ở trẻ nhỏ, viêm tiết niệu xếp thứ 3 về mức độ phổ biến, sau nhiễm khuẩn tiêu hóa và hô hấp, số ca nhiễm khuẩn tiết niệu ở bé gái cao gấp 5 lần so với nhiễm khuẩn tiết niệu ở bé trái, do có niệu đạo ngắn hơn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập từ hậu môn vào âm đạo và niệu đạo.

nhiem khuan tiet nieu o tre em la gi

Nguyên nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

Nguyên nhân cốt lõi

Về nguyên tắc, nước tiểu trong bàng quang là vô trùng. Điều này có nghĩa nước tiểu không chứa bất kỳ vi sinh vật nào. Tuy nhiên, trên cơ thể chúng ta tồn tại rất nhiều vi khuẩn, nhất là ở khu vực hậu môn, trực tràng. Đôi khi vi khuẩn có thể di chuyển vào niệu đạo, bàng quang, dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiểu.

Có 2 loại nhiễm trùng tiết niệu như sau:

  • Nhiễm trùng thận: Vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang qu8a niệu quản đến thận sẽ gây nhiễm trùng thận, được gọi là viêm bể thận. Loại nhiễm trùng này được coi là đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến thận của bé
  • Nhiễm trùng bàng quang: Tình trạng này còn được gọi là viêm bàng quang, gây sưng và đau ở bàng quang

Từ nguyên nhân gây bệnh cho thấy, môi trường sống ô nhiễm, vệ sinh chăm sóc trẻ không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em. Cụ thể như tình trạng sử dụng bỉm không đúng cách (quên thay bỉm, chọn loại bỉm không khô thoáng cho da,…), mặc quần thủng trẻ chơi lăn lê trên mặt đất, bé không rửa tay sau khi đi vệ sinh,… đều là những việc làm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, trú ngụ và gây bệnh.

Nguyên nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Ngoài nguyên nhân sâu xa trên, dưới đây là một số yếu tố có liên quan mật thiết đến viêm đường tiết niệu:

  • Trẻ dưới 2 tuổi hệ miễn dịch còn non yếu
  • Trẻ mắc bệnh sỏi bàng quang khiến nước tiểu bị ứ đọng
  • Chít hẹp đường dẫn nước tiểu: Chít hẹp khúc nối bẩn thận niệu quản, chít hẹp bao quy đầu gây ứ đọng nước tiểu
  • Trẻ gặp dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh
  • Trẻ mắc chứng bàng quang thần kinh. Đây là tình trạng bàng quang giãn to, rối loạn hoặc mất trương lực co bóp nên không đẩy hết được nước tiểu ra ngoài

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở trẻ

Ở trẻ lớn, các triệu chứng viêm đường tiết niệu thường rõ ràng, điển hình như cơn đau bụng dưới, bên hông hoặc lưng. Một số bé có nhu cầu đi tiểu thường xuyên, mất kiểm soát bàng quang và có thể tè dầm. Thậm chí, mẹ có thể thấy trẻ đi tiểu lẫn máu hoặc nước tiểu có màu hồng.

Với trẻ nhỏ hơn, ba mẹ cần quan sát kỹ mới có thể nhận ra các dấu hiệu bất thường. Chẳng hạn như trẻ có những triệu chứng tổng quát, rất dễ nhầm lẫn như bỏ bú, sốt hoặc quấy khóc.

Bên cạnh đó, trẻ bị viêm đường tiết niệu còn gặp các triệu chứng khác như sau:

  • Nước tiểu có mùi hôi, màu đục
  • Nóng, đau rát khi đi tiểu
  • Trẻ bị đi tiểu gấp nhưng chỉ có vài giọt
  • Sốt
  • Nôn mửa, buồn nôn
  • Tiêu chảy

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở trẻ

Trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu có nguy hiểm không?

Bất kỳ bệnh lý nào ở trẻ đều có khả năng tiến triển trở nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm. Với nhiễm trùng đường tiết niệu cũng vậy, việc chủ quan, thờ ơ trong phát hiện và điều trị có thể khiến trẻ phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng. Chẳng hạn như:

  • Viêm thận bể thận cấp: Đây là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn dẫn đến viêm nhiễm xung quanh các đài thận, bể thận, nhu mô thận và niệu quản. Về cơ bản, biến chứng này có thể điều trị, nếu thuận lợi thì trong 10 – 14 ngày là khỏi
  • Áp xe xung quanh thận: Lúc này nhiễm trùng đã tiến triển thành ổ áp xe, khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn
  • Nhiễm trùng huyết: Tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn từ ổ nhiễm trùng đã lan đến máu. Trong trường hợp này, nếu không được can thiệp kịp thời, tính mạng của trẻ có thể bị đe dọa
  • Suy thận cấp: Ảnh hưởng đến chức năng của thận, không thể lọc và loại bỏ chất độc ra ngoài cơ thể

Cách chữa viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em thường được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Sau vài ngày, trẻ được xét nghiệm lại mẫu nước tiểu để xác định nhiễm trùng đã hết chưa. Các loại thuốc điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em là:

  • Amoxicillin
  • Amoxicillin và axit clavulanic
  • Cephalosporin
  • Doxycycline (dành cho trẻ trên 8 tuổi)
  • Nitrofurantoin
  • Sulfamethoxazole-trimethoprim

Tuy nhiên để thuốc kháng sinh có hiệu quả tối ưu, ba mẹ cần tuân theo 4 nguyên tắc sau:

  • Tuân thủ liều lượng được chỉ định
  • Không ngưng điều trị trước thời hạn quy định
  • Không cho bé sử dụng lại thuốc hoặc theo đơn của trẻ có triệu chứng giống nhau
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu trẻ có dấu hiệu bất thường, ba mẹ cần liên hệ với bác sĩ ngay để được tư vấn
  • Ngoài thuốc kháng sinh, các loại thuốc giảm đau và hạ sốt như paracetamol cũng có thể được sử dụng nhằm giảm các triệu chứng đau và khó chịu liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em

cach chua viem duong tiet nieu o tre

Bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, ba mẹ cần khuyến khích trẻ uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ chất, nhưng không sử dụng cafe, soda hoặc trà. Đồng thời vệ sinh và hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng cách.

Khi điều trị cho bé tại nhà, phụ huynh cần liên hệ với bác sĩ ngay nếu triệu chứng xấu đi hoặc kéo dài hơn 3 ngày:

  • Sốt cao trên 38 độ C
  • Trẻ sơ sinh sốt cao liên tục hơn 3 ngày
  • Nôn mửa
  • Quấy khóc, đau đớn
  • Phát ban
  • Lượng nước tiểu thay đổi

Cách phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em

Nhiễm khuẩn tiết niệu là bệnh lý khá nguy hiểm ở trẻ, nhưng bạn vẫn có thể phòng ngừa cho con thông qua các cách sau:

  • Hạn chế cho bé tắm bồn, nhất là với các bé gái. Bởi vi khuẩn và xà phòng sẽ dễ xâm nhập vào niệu đạo
  • Tránh mặc quần áo và đồ lót bó sát
  • Hạn chế cho bé uống caffein vì có thể gây kích ứng bàng quang
  • Thường xuyên thay tã cho trẻ nhỏ
  • Hướng dẫn trẻ cách giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Khuyến khích trẻ đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, thay vì nhịn
  • Dạy trẻ cách dùng giấy vệ sinh an toàn từ trước ra sau, đặc biệt là sau khi đi tiêu

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em. Mong rằng ba mẹ đã trang bị cho mình thêm kiến thức để có thể chủ động phát hiện và tìm ra cách xử lý phù hợp cho bé.

Chia sẻ bài viết này