Nội dung chính

Rốn trẻ sơ sinh có mủ nguyên nhân do đâu?

Rốn trẻ sơ sinh có mủ là dấu hiệu báo động về sức khỏe. Mẹ nên nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp thời, tránh biến chứng nghiêm trọng.

Rốn trẻ sơ sinh có mủ nguyên nhân do đâu và cách xử lý thế nào?
Rốn trẻ sơ sinh có mủ nguyên nhân do đâu và cách xử lý thế nào?

Nguyên nhân rốn trẻ sơ sinh có mủ

Từ khi còn trong bụng mẹ, thai nhi được cung cấp dinh dưỡng qua dây rốn. Khi vừa cất tiếng khóc chào đời, rốn của trẻ sơ sinh sẽ dần tự lành và bắt đầu rụng. Trẻ sơ sinh bị rụng rốn là hiện tượng hết sức bình thường, mẹ không cần quá lo. Tuy nhiên, với trường hợp rốn trẻ sơ sinh có mủ, rỉ máu thì mẹ cần hết sức cẩn trọng, bởi đó có là dấu hiệu của nhiễm trùng rốn.

Rốn trẻ có mủ là hiện tượng cuống rốn bị viêm nhiễm do vi trùng gây nên. Do rốn liên thông với các mạch máu, do vậy bất kỳ tổn thương ở vùng này đều có thể tác động tới các bộ phận trong cơ thể trẻ.

Một số nguyên nhân khiến trẻ trẻ có mủ là do bố mẹ vệ sinh rốn chưa đúng cách. Chẳng hạn như không lau rửa thường xuyên, băng rốn quá chặt, sử dụng kem bôi hay các bài thuốc lá mà không có sự chỉ định của bác sĩ, mẹ quên rửa tay trước khi chạm vào cuống rốn bé,…

Rốn trẻ sơ sinh có mủ có thể do vệ sinh sai cách
Rốn trẻ sơ sinh có mủ có thể do vệ sinh sai cách

Ngoài ra, nhiều mẹ sợ bé đau nên không dám đụng vào rốn của con, dẫn đến trường hợp không vệ sinh và thay băng thường xuyên. Điều này khiến rốn bé bị ẩm ướt, bí, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm.

Dấu hiệu rốn trẻ sơ sinh bị viêm nhiễm

Tình trạng viêm nhiễm dây rốn có thể nhận biết dễ dàng thông qua các triệu chứng sau:

  • Chảy máu quanh rốn
  • Chân rốn tấy đỏ, phù nề
  • Rỉ dịch, mủ vàng và mủ xanh kèm theo mùi hôi
  • Rốn luôn trong trạng thái ẩm ướt
  • Chậm rụng rốn

Ngoài những biểu hiện tại chỗ, một số bé còn đi kèm với các triệu chứng toàn thân như sốt, bỏ bú, quấy khóc. Trong trường hợp này, mẹ cần đưa ngay bé đến bệnh viện để chữa trị. Còn với bé bị viêm rốn nhẹ, mẹ có thể chủ động nặn hết mủ, sau đó dùng nước muối sinh lý vệ sinh rốn, rồi rắc bột kháng sinh và băng lại nhẹ nhàng. Lưu ý, mẹ nên thường xuyên thay băng cho bé để tránh tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn.

Cách xử lý rốn trẻ sơ sinh có mủ

Vệ sinh rốn của trẻ sau khi rụng là vô cùng quan trọng để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, nhất là khi rốn trẻ có hiện tượng mưng mủ. Sau đây là các bước sau chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh an toàn, hãy cùng theo dõi nhé!

Các bước vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Các bước vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
  • Bước 1: Rửa tay thật sạch với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, chăm sóc rốn của bé sau khi tắm
  • Bước 2: Quan sát dây rốn, chân rốn nhận diện các dấu hiệu bất thường
  • Bước 3: Dùng bông gạc vô trùng tẩm dung dịch sát khuẩn lau nhẹ nhàng xung quanh vùng rốn của bé
  • Bước 4: Để rốn bé khô tự nhiên, không nên băng kín

Lưu ý: Cần vệ sinh rốn cho trẻ mỗi ngày 1 – 2 lần để làm giảm tình trạng mủ dịch.

Những lưu ý khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh có mủ

Khi quan sát thấy rốn trẻ có mủ sau khi rụng hoặc chưa rụng, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị chính xác. Song song đó, mẹ cần hết sức cẩn trọng trong chăm sóc và vệ sinh rốn của trẻ. Dưới đây là một số lưu ý dành cho mẹ:

  • Cuống rốn của trẻ phải luôn được giữ khô ráo và sạch sẽ bằng cách sử dụng gạc hoặc miếng bông y tế thấm cồn sát khuẩn. Thực hiện mỗi ngày từ 1 – 2 lần
  • Trước khi vệ sinh cá nhân cho bé, mẹ nhớ rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc cồn để tránh lây nhiễm vi khuẩn sang cho bé.
  • Mẹ cần hết sức nhẹ nhàng khi mặc tã bỉm cho bé, gấp tã xuống bên dưới cuống rốn để rốn có thể tiếp xúc với không khí và khô nhanh hơn
  • Không để cuống rốn dính nước tiểu và phân
  • Vào những ngày nóng bức, oi ả, mẹ nên chọn những trang phục rộng rãi, thoáng mát để mặc cho bé. Không nên mặc những bộ đồ bó sát, chật chội cho đến khi cuống rốn và rụng và liền hoàn toàn
  • Thời điểm rụng rốn ở mỗi bé là khác nhau, vì vậy, mẹ tuyệt đối không nên tác động hay cố kéo đứt dây rốn, ngay cả khi sự gắn kết chỉ còn một ít
  • Việc tắm rửa cho bé cần được thực hiện hết sức nhẹ nhàng. Không nên băng rốn quá chặt. Bởi điều này không những làm bé khó chịu mà còn khiến tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mủ trở nên nghiêm trọng hơn
  • Sau khi tắm, vệ sinh cá nhân cho trẻ, mẹ nên thay băng rốn, sau đó làm sạch bằng dung dịch povidine. Tiếp đó mẹ mới nên dùng gạc cố định lại
  • Giữ cho quần áo, chăn màn của trẻ luôn sạch sẽ. Đảm bảo phòng ngủ của bé luôn thông thoáng, mát mẻ. Tuyệt đối không để phòng trẻ ẩm ướt, bí bách, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập
  • Không sử dụng bất kỳ bài thuốc dân gian mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ để đắp vào rốn của bé
  • Cần theo dõi chân rốn của bé mỗi ngày để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường. Từ đó có cách xử lý kịp thời, tránh biến chứng nghiêm trọng

Với những chia sẻ trên, mong rằng ba mẹ đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách xử lý khi rốn trẻ sơ sinh có mủ. Hãy theo dõi Fitobimbi thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ nhé!

Tác giả: https://fitobimbi.vn/

Chia sẻ bài viết này