Nội dung chính

So sánh lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn dưới góc nhìn chuyên gia

Sẽ thật sai lầm nếu mẹ nghĩ rằng chỉ cần bổ sung lợi khuẩn là bé sẽ có miễn dịch và đường tiêu hóa khỏe mạnh. Tuy nhiên thực tế việc này chỉ đúng với bào tử lợi khuẩn mà thôi. Vậy thực hư hai loại lợi khuẩn này khác nhau những gì? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Lợi khuẩn là gì?

Lợi khuẩn hay còn gọi là Probiotics là vi khuẩn có lợi hay vi sinh vật sống trong cơ thể mang lại lợi ích cho vật chủ. Thực tế, trong cơ thể người có tới 100.000 tỷ vi khuẩn sống chung với nhau tạo thành hệ sinh thái cân bằng. Trong đó 85% là lợi khuẩn và 15% là hại khuẩn. Những lợi khuẩn có một nhiệm vụ ức chế sự phát triển quá mức của các hại khuẩn. Từ đó giúp ích cho hệ tiêu hóa trong việc xử lý thức ăn và hấp thu dinh dưỡng. Theo các chuyên gia 80% hệ miễn dịch của trẻ nằm ở hệ thống tiêu hóa. Vì vậy muốn có miễn dịch khỏe mạnh thì hệ tiêu hóa chính là tiền đề ngăn chặn tác nhân gây bệnh xâm nhập.

Cơ thể người có 85% là lợi khuẩn và 15% hại khuẩn
Cơ thể người có 85% là lợi khuẩn và 15% hại khuẩn

Tuy nhiên, giống như các vi sinh vật khác, lợi khuẩn trong đường tiêu hóa không tồn tại mãi mà chết dần theo thời gian. Hoặc không chúng sẽ bị tiêu diệt do chế độ ăn thiếu khoa học, thực phẩm bẩn hay dùng thuốc kháng sinh. Lúc này hại khuẩn trong ruột sẽ phát triển quá mức, gây hại đến hệ miễn dịch. Do đó nếu không kịp thời bổ sung lợi khuẩn chẳng những tiêu hóa mà sức khỏe bé cũng bị ảnh hưởng.

Theo các nghiên cứu khoa học, lợi khuẩn không chỉ tồn tại trong ruột mà còn xuất hiện trong thực phẩm ăn uống hàng ngày như sữa chua, dưa muối, kimchi,… Tuy nhiên lợi khuẩn thường rất yếu ớt, chúng dễ bị chết khi phải tiếp xúc nhiệt độ và ánh sáng từ môi trường ngoài. Không chỉ thế, khi sống trong môi trường axit dạ dày lợi khuẩn cũng bị tiêu diệt. Chính vì thế để khắc phục lại nhược điểm này các nhà khoa học đã nghiên cứu ra BÀO TỬ LỢI KHUẨN.

Bào tử lợi khuẩn là gì?

Bào tử lợi khuẩn là một dạng sống không hoạt động của lợi khuẩn. Chúng có thể tồn tại ở trong trạng thái đặc biệt là mất nước vô thời hạn. Thuật ngữ ”bào tử” theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là hạt giống, ngụ ý cho sự nảy mầm, phát triển khi gặp điều kiện thuận lợi. Khác với lợi khuẩn, bảo tử lợi khuẩn tồn tại trong một chiếc kén thần kỳ. Với lõi là lợi khuẩn, xung quanh là lớp áo chứa protein và axit amin. Chính nhờ cấu trúc đặc biệt mà bào tử lợi khuẩn có thể dễ dàng vượt qua chướng ngại vật, không bị axit hay dịch vị dạ dày tấn công. Khi vào đến ruột non, bào tử này sẽ tiến hành hút nước và dinh dưỡng để nảy mầm trở thành lợi khuẩn như bình thường.

Theo các chuyên gia, sự nảy mầm của bào tử thường sẽ diễn ra trong 24h đầu. Dù cho môi trường hiếu khí hay kỵ khí thì chỉ cần đủ dinh dưỡng bào tử vẫn sẽ phát triển bình thường. 

Bào tử lợi khuẩn có thể ngủ đông thời gian rất dài
Bào tử lợi khuẩn có thể ngủ đông thời gian rất dài

Điều mà nhiều các chuyên gia đánh giá cao ở bào tử lợi khuẩn là chúng có thể sống sót trong dạ dày. Trong khi lợi khuẩn bình thường không thể chinh phục điều này.

Không chỉ thế, bào tử lợi khuẩn cũng có khả năng kích thích miễn dịch rất tốt. Một số báo cáo cho thấy, bào tử là chất kích thích miễn dịch trong đường tiêu hóa. Chúng thậm chí có thể kháng lại kháng sinh. Trong khi đó phần lớn lợi khuẩn bình thường sẽ bị kháng sinh tiêu diệt. Do vậy khả năng sinh tồn, sống sót của bào tử lợi khuẩn ở ruột non là rất cao. Chúng giúp quét sạch vi khuẩn có hại đồng thời thiết lập lại hệ cân bằng vi sinh đường ruột. Điều đặc biệt là sau một thời gian ”ngủ yên” bào tử lợi khuẩn hoàn toàn có thể hồi sinh nếu được cung cấp dinh dưỡng.

Hiệu quả cải thiện sức khỏe tiêu hóa của lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn

Sự khác biệt rõ nhất của lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn nằm ở hiệu quả cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Theo các nghiên cứu khoa học thì bào tử lợi khuẩn không bị acid dạ dày và dung môi hữu cơ phá hủy. Do đó chúng có thể dễ dàng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, thiết lập cân bằng vi sinh đường ruột hiệu quả.

Tuy nhiên không phải lợi khuẩn nào cũng được tạo ra bởi bào tử. Vì vậy sẽ thật là sai lầm nếu mẹ cho rằng chỉ cần bổ sung lợi khuẩn là hệ miễn dịch và đường tiêu hóa của bé sẽ khỏe. Hãy nhớ rằng điều này sẽ đúng với bào tử lợi khuẩn hơn.

Bảng so sánh lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn

Để mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về hai loại lợi khuẩn này, dưới đây Fitobimbi sẽ lập bảng so sánh lợi khuẩn và bảo tử lợi khuẩn với nhau.

Lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn khác nhau gì?
Lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn khác nhau gì?
Lợi khuẩnBào tử lợi khuẩn
Giống nhauĐều có tác dụng chống lại vi khuẩn có hại trong đường ruột. Tạo sự cân bằng vi sinh vật cho hệ tiêu hóa
Khác nhauKhông có cấu tạo nhiều lớpCó cấu tạo nhiều lớp gồm áo bào tử, vỏ bào tử, thành bảo tử, lõi bào tử
Lợi khuẩn trong đường tiêu hóa không tồn tại mãi mà chết theo thời gianCó trạng thái ngủ đông, có khả năng hồi sinh sau thời gian dài
Dễ bị tiêu diệt khi tiếp xúc với nhiệt độ hoặc qua môi trường acid của dịch vị dạ dàyNhờ có lớp vỏ nên bào tử lợi khuẩn có thể chịu được nhiệt độ và môi trường acid dạ dày
Phần lớn các chủng lợi khuẩn bình thường sẽ bị kháng sinh tiêu diệtCó thể kháng lại kháng sinh

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ có thể phân biệt lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn. Trường hợp bổ sung mẹ nên cân nhắc dùng bào tử lợi khuẩn để đạt hiệu quả cao hơn.

Chia sẻ bài viết này