Nội dung chính

Thiếu sắt – “Thủ phạm” khiến sức khỏe và trí tuệ của trẻ sa sút. Bổ sung sắt như thế nào?

Thực trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam vẫn đang ở mức cao. Theo thống kê từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2019-2020 trên toàn quốc, ở nhóm trẻ trong độ tuổi dưới 5 tuổi: cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt.

Tuy nhiên, rất nhiều ba mẹ vẫn còn đang lơ là trước biểu hiện biếng ăn, xanh xao, chậm tăng cân kéo dài, còi cọc của con vì nghĩ “do cơ địa con hấp thu kém”, nhưng đây có thể là những dấu hiệu cho thấy cơ thể con đang “lên tiếng cảnh báo” vì thiếu sắt.

Thiếu sắt – “Thủ phạm” khiến sức khỏe và trí tuệ của trẻ sa sút

Sắt là những vi chất dinh dưỡng rất quan trọng trong cơ thể, giúp vận chuyển oxy, có vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não ở trẻ nhỏ. Do đó, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, thiếu sắt sẽ kéo theo những hệ lụy lớn trong sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của trẻ.

Thiếu máu: Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu. Khi thiếu sắt, cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu để mang oxy đến các tế bào và mô trong cơ thể. Nếu thiếu máu nặng có thể biểu hiện hoa mắt chóng mặt, khó thở khi gắng sức (chạy nhảy, vận động mạnh), sút cân, rối loạn tiêu hóa, … Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, chậm lười vận động. Trẻ em học đường kém tập trung, giảm trí nhớ, hay cáu gắt…

 
Sa sút trí tuệ: Sắt tham gia cấu tạo nơron thần kinh mới, tham gia quá trình dẫn truyền Synap thần kinh. Khi thiếu sắt trẻ sẽ có biểu hiện mệt mỏi, hay ngủ gục, dễ cáu gắt, thiếu tập trung, giảm IQ. Ngoài ra, có nguy cơ chậm phát triển tinh thần, vận động làm suy giảm khả năng học tập khi lớn lên.

Suy giảm hệ miễn dịch: Sắt tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch Lympho T chống lại các tác nhân gây bệnh. Khi thiếu sắt tế bào này bị suy yếu tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh, dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy…

Chậm tăng cân và chiều cao: Thiếu sắt không chỉ làm giảm đi lượng hormone tăng trưởng, mà còn dẫn đến sự yếu kém của xương và mô liên kết. Điều này có thể dẫn đến chậm phát triển chiều cao và cân nặng, khiến trẻ chậm cao lớn, thấp còi và nhẹ cân.

Nguyên nhân trẻ bị thiếu sắt

Trẻ sau khi chào đời thì nguồn sữa mẹ là nguồn cung cấp chất sắt duy nhất. Hàm lượng sắt trong sữa mẹ  không cao nhưng dễ hấp thu và được cơ thể trẻ hấp thu hoàn toàn. Sắt là thành phần quan trọng tham gia tạo hồng cầu, nếu trẻ không được bú mẹ đầy đủ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Chưa kể, trẻ sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp hơn quy định có thể sẽ cạn kiệt nguồn dự trữ sắt nhanh hơn và khiến chúng dễ bị thiếu chất sắt hơn so với trẻ sinh đủ tháng.

Trong năm đầu đời trẻ em tăng trưởng rất nhanh, do đó lượng sắt cần nhiều hơn. Sắt cần cho quá trình tăng trưởng của các mô cơ quan và sự tăng khối lượng hồng cầu. Nhu cầu sắt cho 1kg thể trọng trẻ em cao hơn so với người trưởng thành, trong khi đó lượng thức ăn cho trẻ lại ít hơn. Sắt có nhiều trong thức ăn động vật như thịt, trứng, gan, cá, tôm và trong đậu đỗ.

Làm thế nào để phòng ngừa thiếu sắt ở trẻ?

Để phòng chống thiếu sắt ở trẻ em, trước hết cần phòng chống ngay từ khi trong bụng mẹ, vì trong giai đoạn này, trẻ đã nhận chất sắt từ mẹ để phát triển và dự trữ. Vì vậy, khi mang thai các mẹ nên lưu ý chế độ ăn giàu sắt và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Sau khi sinh, trẻ tiếp tục nhận được sắt qua nguồn sữa mẹ. Ở trẻ nhỏ cần được bú mẹ và ăn bổ sung hợp lý, trẻ lớn hơn cần có chế độ dinh dưỡng đủ cả về số lượng và chất lượng. Bữa ăn của trẻ cần đủ năng lượng và các loại thực phẩm giàu sắt.

Mẹ và bé có thể bổ sung các loại thức ăn giàu sắt có nguồn gốc từ động vật như:

      • Thịt đỏ (lợn, bò…),

      • Gan (gà, lợn, bò),

      • Trứng, sữa,

      • Tôm, cua, cá, ốc…

    Các loại thực phẩm này cũng là nguồn chứa loại sắt có tỷ lệ hấp thu cao đồng thời cũng là nguồn cung cấp chất đạm rất quan trọng cho trẻ. Ngoài ra các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như các loại họ đậu: các sản phẩm chế biến từ đậu tương (đậu phụ, sữa đậu nành), đậu xanh, đậu đen, lạc và vừng cũng là nguồn cung cấp sắt quan trọng. 

    Ngoài thực phẩm bổ sung sắt cho bé, mẹ nên tăng cường các loại quả giàu vitamin C như cam, quýt, chuối, xoài giúp hấp thụ sắt một cách tối ưu và tăng cường đề kháng cho cơ thể. Đồng thời đảm bảo thực đơn đầy đủ nhóm đạm, khoáng chất, tinh bột, vitamin, giúp bé phát triển toàn diện.

    Bổ sung sắt dự phòng cho trẻ thiếu sắt

    Ngoài việc thêm các loại thực phẩm giàu sắt vào bữa ăn hàng ngày thì các mẹ cũng cần bổ sung sản phẩm có đầy đủ sắt, kẽm đáp ứng được nhu cầu hàng ngày như TPBVSK Fitobimbi Ferro C, sản phẩm được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng trong cuốn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lý dinh dưỡng ở trẻ em” do Viện Dinh dưỡng Quốc gia phát hành.

    Thêm nữa, trên tạp chí Y Khoa Harvard có bài nghiên cứu về tình trạng thiếu sắt kẽm ở trẻ em Châu Á và Việt Nam cũng có đề cập giải pháp sử dụng Fitobimbi Ferro C để bổ sung kẽm sắt cho nhu cầu hàng ngày của trẻ 

    Sản phẩm với thành phần chính là sắt gluconate, kẽm gluconate kết hợp cùng đồng gluconate, vitamin B12, hoa cúc Đức và quả sơ ri giàu vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu và bảo vệ sắt kẽm một cách tối ưu. Từ đó hỗ trợ trẻ trẻ ăn ngon, giảm mệt mỏi, tăng khả năng tập trung, giảm tình trạng ốm vặt, giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, phát triển cả thể chất lẫn não bộ cho trẻ.

    Fitobimbi Ferro C đã được rất nhiều mẹ lựa chọn tin dùng cho con và đa phần đều phản hồi tích cực. Sản phẩm được bào chế ở dạng siro vị ngọt thanh dễ uống không có mùi tanh của sắt, vị chua của kẽm nên không gây  sợ hay dễ nôn trớ cho trẻ.

    Mẹ có thể dùng trực tiếp hoặc pha loãng với đồ ăn, đồ uống khác của trẻ mà không ảnh hưởng đến chất lượng. Sau một thời gian sử dụng, các mẹ đều nhận thấy con ăn ngon, ít ốm vặt, nhanh nhẹn, hoạt bát hơn. Chưa hết, con rất hợp tác khi uống siro Ferro C, không nhè hay đẩy ra, cũng không có hiện tượng nôn trớ sau khi sử dụng. 

    Sản phẩm được sản xuất tại Ý bởi Pharmalife Research (Italy), công ty dược phẩm Ý với lịch sử hơn 20 năm và phân phối trên 60 quốc gia, đạt tiêu chuẩn cGMP và được chứng nhận ISO 9001, ISO 13485, ISO 22000 nên tính đồng đều cao, ổn định về hàm lượng dược chất. Đặc biệt, sản phẩm không chứa gluten, không chứa lactose nên không gây dị ứng, không gây tác dụng phụ cho trẻ khi sử dụng.

    Chia sẻ bài viết này