Nội dung chính

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Vàng da ở trẻ sơ sinh là một trong những hiện tượng thường gặp. Nếu bệnh kéo dài sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Vậy vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết, cách chăm sóc da thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Vàng da ở trẻ sơ sinh là gì? Phân loại

Trả lời câu hỏi trẻ sơ sinh vàng da bao lâu thì hết mẹ cần hiểu rõ về chứng bệnh này. Theo chuyên gia, vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng làn da xuất hiện màu vàng tại các vị trí quen thuộc như mặt, ngực, kết mạc thậm chí là lòng trắng mắt. Hiện tượng này tương đối phổ biến với tỉ lệ gặp khoảng 60% với trẻ đủ tháng và 80% với trẻ sinh non. Bệnh chia thành 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da sinh lý

Là tình trạng trẻ sơ sinh vàng da ở mức độ nhẹ, xuất hiện sau sinh khoảng 2-3 ngày. Bé thường bị vàng ở những vùng da như mặt, cổ, ngực, vùng bụng trên rốn và không có triệu chứng khác kèm theo. Không chỉ thế, chỉ số Bilirubin vàng da ở trẻ lúc này cũng không vượt quá 12mg% với trẻ đủ tháng và 14mg% với trẻ thiếu tháng. Tốc độ tăng Bilirubin/ máu không được vượt quá 5% trong vòng 24h.

Vàng da bệnh lý

Vàng da bệnh lý là tình trạng bé bị vàng da sau sinh khoảng 1-2h. Bệnh thường tiến triển rất nhanh, mức độ vàng da không chỉ ở mặt, mắt mà còn lan đến cánh tay, bụng, chân và xuất hiện thêm các triệu chứng khác như nôn trớ, bỏ bú, sốt, khóc nhiều, phân bạc màu,…

Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý, tình trạng này thường sẽ kéo dài và để lại các biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời chữa trị. Vì vậy lúc này mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để có phương án điều trị tốt hơn.

Triệu chứng nhận biết vàng da ở trẻ sơ sinh

Để biết trẻ sơ sinh vàng da trong bao lâu thì hết mẹ cần nắm rõ triệu chứng của bệnh. Theo chuyên gia khi bị vàng da, bé sẽ có các biểu hiện như sau:

  • Vàng da xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, lòng trắng mắt
  • Nước tiểu màu vàng sẫm
  • Phân nhạt màu
  • Ngoài ra một số bé còn có dấu hiệu bất thường như: Gan lách to, thiếu máu, bỏ bú, lừ đừ
Dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết
Dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết

>>> Mẹ xem thêm: Nấm da ở trẻ sơ sinh nguyên nhân dấu hiệu là gì

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo chuyên gia tùy vào tình trạng bệnh lý mà thời gian khỏi ở trẻ khác nhau. Cụ thể, với những trường hợp vàng da sinh lý, bệnh sẽ tự khỏi khi gan của con phát triển có thể đào thải được bilirubin ra ngoài.

Hầu hết các trường hợp này, tình trạng vàng da sẽ tự biến mất sau 1-2 tuần. Tuy nhiên với những trẻ vàng da bệnh lý, tình trạng vàng da sẽ thường kéo dài đến trên 2 tuần với trẻ đủ tháng và trên 3 tuần với trẻ sinh non. Thậm chí có những trường hợp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi vẫn chưa hết vàng da.

Theo các chuyên gia đây không phải là con số cụ thể khẳng định rằng thời gian vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết. Bởi nó còn  sẽ phụ thuộc vào lượng Bilirubin nhiều hay ít cũng như chức năng hoàn thiện của gan.

Thời gian khỏi bệnh của trẻ khác nhau
Thời gian khỏi bệnh của trẻ khác nhau

Vì vậy với những trường hợp trẻ bị vàng da kéo dài trên 15 ngày mẹ nên đưa bé đi khám để được xác định nguyên nhân. Khi bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng nặng nề như bại não, câm điếc hoặc bị tổn thương. Cụ thể:

  • Ở giai đoạn sớm: Trẻ vàng da nhiều, ngủ gà, ngủ gật, trương lực cơ giảm, khả năng bú kém
  • Giai đoạn trung gian: Trẻ mệt mỏi, dễ bị kích thích và tăng trương lực cơ như ưỡn cổ, khóc thét, có thể sốt, lơ mơ, giảm trương lực
  • Giai đoạn nặng: Con bị tổn thương hệ thần kinh và không hồi phục biểu hiện là ưỡn cổ, ưỡn người, không bú, có cơn ngừng thở, hôn mê, thậm chí một số trường hợp còn bị co giật, tử vong. Ngoài ra, ở giai đoạn này trẻ có thể bại não như rối loạn thính lực, thiểu năng trí tuệ,…

Trẻ sơ sinh vàng da điều trị thế nào cho hết?

Tìm hiểu vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết các mẹ còn sẽ biết được phương pháp điều trị thích hợp của từng trường hợp. Theo các chuyên gia, để trị vàng da ở trẻ sơ sinh người ta thường dùng đến 2 biện pháp phổ biến, đó là chiếu đèn và thay máu. 

  • Chiếu đèn: Là phương pháp điều trị phổ biến, hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng thiết bị có ánh sáng xanh hoặc trắng chiếu thẳng vào da của con để giảm nồng độ Bilirubin gián tiếp dựa vào cơ chế tác động khiến cho hoạt chất này tan trong nước và thải ra ngoài qua đường tiểu hoặc phân
  • Thay máu: Với những trường hợp vàng da thể nặng, kéo dài trên 1 tuần kèm theo dấu hiệu thần kinh hoặc chỉ số Bilirubin trong máu tăng cao đến hơn 20mg% thì bé sẽ được chỉ định phương pháp này

Cách chăm sóc trẻ vàng da kéo dài

Với những trường hợp vàng da kéo dài mẹ nên áp dụng biện pháp chăm sóc tại nhà dưới đây.

  • Đảm bảo trẻ đủ dinh dưỡng thông qua sữa mẹ
  • Tăng cường số lần cho bé bú mẹ cũng như uống nước. Việc này sẽ giúp thanh lọc cơ thể, đào thải Bilirubin ra ngoài thông qua đường tiểu
  • Cho trẻ tắm nắng trong khoảng thời gian từ 7-8h30 và 16h mỗi ngày. Nên để bé nằm ở những khu vực tiếp nhận ánh sáng tự nhiên dịu nhẹ. Việc này sẽ giúp làm giảm Bilirubin hiệu quả
  • Mẹ nên giữ ấm cho trẻ hằng ngày, đồng thời chú ý làm sạch vùng rốn và thân thể con
  • Không nên để bé nằm trong buồng tối, luôn quan sát màu da của trẻ dưới ánh sáng mặt trời
  • Theo dõi tiến triển màu da để kịp thời phát hiện khi bệnh có dấu hiệu nặng
Cách chăm sóc trẻ vàng da
Cách chăm sóc trẻ vàng da

Với những chia sẻ ở trên hy vọng mẹ bỉm đã có đáp án cho câu hỏi “vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết”. Để đảm bảo an toàn khi con có dấu hiệu nặng mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

Chia sẻ bài viết này