Trẻ sơ sinh sức đề kháng kém rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe, phổ biến nhất là nghẹt mũi. Vậy mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân do đâu?
Nghẹt mũi là hiện tượng một hoặc hai bên mũi của trẻ trong tình trạng tắc nghẽn do dịch nhầy ngăn bít, làm cản đường di chuyển của không khí khiến việc hô hấp gặp trở ngại. Ở trẻ 1 tháng tuổi, các con chưa biết cách hít thở bằng miệng nên nghẹt mũi sẽ khiến trẻ rất khó chịu, đặc biệt khi bú sữa mẹ.
Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi bao gồm:
- Hệ miễn dịch yếu: Các bé 1 tháng tuổi hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, bất cứ sự thay đổi nào từ bên ngoài cũng dễ khiến con bị ốm, dẫn đến triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi
- Cảm lạnh: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi. Ngoài ra, các mẹ còn có thể nhận biết qua một số dấu hiệu khác như sốt, chảy nước mũi, ho, hắt xì,…
- Cảm cúm: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao bị cảm cúm do tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc người bệnh đó chạm vào trẻ mà chưa rửa tay. Khi bị cảm cúm, bên ngoài ngạt mũi, trẻ còn bị đau họng, sốt nhẹ, lười bú, đau mỏi cơ thể
- Dị ứng: Khi bị dị ứng một số tác nhân như thời tiết, phấn hoa, lông vật nuôi, hóa chất, độ ẩm không khí, bé cũng có thể bị nghẹt mũi
- Ngạt mũi sơ sinh: Theo chuyên gia, một số trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ngạt mũi có thể do nước nhầy bào thai chưa được hút hết khỏi hệ hô hấp của trẻ nhỏ
Triệu chứng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi
Nhìn chung, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh không đáng lo. Tuy nhiên, nếu để nghẹt mũi kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Bé bị nghẹt mũi sẽ dẫn đến sự tắc nghẽn đường hô hấp. Bởi lẽ, đường hô hấp của con lúc này rất nhỏ, dễ bị viêm và co thắt.
Mẹ có thể nhận biết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thông qua các triệu chứng sau:
- Bé hay sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi
- Bé ho có đờm hoặc đôi khi ho khan
- Thở khò khè, khó khăn trong việc hô hấp nên khi bú hay ngắt quãng hoặc nôn trớ
- Chảy nước mắt
- Bé sốt nhẹ, người lừ đừ, bỏ bú
- Người bé phát ban, nổi mẩn đỏ
- Trường hợp nghẹt mũi nghiêm trọng có thể thấy mũi bé bị chảy máu
Với trẻ bị nghẹt mũi kèm theo hiện tượng co thắt các cơ đường hô hấp. Lúc này sẽ không đơn thuần chỉ là ngạt mũi, rất có khả năng bé bị viêm phế quản. Phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi mẹ phải làm gì?
Các chuyên gia sức khỏe khuyên cha mẹ hạn chế sử dụng thuốc khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Với trường hợp nghẹt mũi nhẹ, mới chớm, các mẹ có thể áp dụng một số cách chăm sóc dưới đây để hỗ trợ cải thiện nghẹt mũi cho trẻ:
Nhỏ nước muối sinh lý
Nhiều trường hợp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi kèm ho, sổ mũi, khó thở gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến trẻ khó bú, bỏ bú. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý sẽ làm sạch và làm giảm dịch nhầy trong mũi. Lúc này, bố mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi hỗ trợ tống đờm ra ngoài.
Mũi là cửa ngõ hô hấp khiến vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập đường hô hấp. Vì vậy, ngay cả khi bé không bị nghẹt mũi, các mẹ vẫn nên vệ sinh mũi cho bé 1 – 2 lần mỗi ngày để phòng ngừa nguy cơ viêm đường hô hấp.
Cho bé bú nhiều hơn
Với trẻ trên 6 tháng tuổi, việc bổ sung nước có thể làm loãng dịch nhầy trong mũi, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, khó thở. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thì chỉ nên uống sữa.
Nâng cao đầu khi nằm
Các mẹ có thể dùng một chiếc khăn kê vào gối cho trẻ để nâng đầu cao hơn. Việc này giúp dịch mũi không bị đọng lại ở họng, mang lại cảm giác dễ thở và ngủ ngon hơn.
Sử dụng máy làm ẩm không khí
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi vào những ngày lạnh mùa đông, lúc mà những luồng khí lạnh làm mở rộng khoang mũi. Điều này thúc đẩy sự tăng tiết dịch của cơ thể, gây ra sự tắc nghẽn khoang mũi. Máy tạo độ ẩm sẽ giúp nâng cao chất lượng không khí trong phòng, làm ẩm mũi, hạn chế sự tổn thương niêm mạc mũi.
Xông hơi giúp bé hết ngạt mũi
Xông mũi bằng hơi nước ấm hoặc mẹ có thể nấu nước với các loại lá thảo dược như lá kinh giới. Hơi nước nóng sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi còn, làm đường hô hấp trở nên thông thoáng.
Massage mũi cho bé
Sau khi nhỏ nước muỗi sinh lý, các mẹ dùng ngón tay trỏ và cái ray nhẹ 2 bên cánh mũi của con. Việc thực hiện massage mũi nhiều lần sẽ giúp đẩy hết dịch nhầy còn sót lại. Đồng thời giúp đường thở được lưu thông, giảm các triệu chứng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi gây ra.
Khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi, phụ huynh cần bình tĩnh xử lý, không nên vội vàng cho bé dùng kháng sinh ngay khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Trong trường hợp, bé bị nghẹt mũi kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, đồng thời kèm theo các triệu chứng khác như ho, sốt, khó thở,…. cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.