Nội dung chính

Đau mắt đỏ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Dịch đau mắt đỏ ở trẻ em đang diễn biến dịch nhanh và có nguy cơ bùng phát thành dịch không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở các tỉnh. Ba mẹ cần chủ động tìm hiểu các thông tin về bệnh lý để phát hiện và phòng ngừa cho bé hiệu quả.

đau mắt đỏ ở trẻ em

Đau mắt đỏ ở trẻ em là gì?

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, đây là hiện tượng lớp màng mỏng bảo vệ mắt bị tổn thương gây nên hiện tượng xung huyết bên trong. Các bác sĩ đánh giá, đau mắt đỏ có thể bùng phát thành dịch, nhất là mùa tựu trường, khi trẻ giao lưu, tiếp xúc với bạn bè nhiều hơn nhưng không cách lý và được điều trị kịp thời. Mặc dù bệnh nhanh khỏi nhưng vẫn có tỷ lệ gặp biến chứng nặng, đặc biệt là trẻ bị suy giảm miễn dịch. Chính vì vậy, ba mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh lý để phát hiện và phòng ngừa cho bé hiệu quả.

Nguyên nhân trẻ bị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ ở trẻ em chủ yếu là do vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu) hoặc do virus Adenovirus gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa nắng nóng, khi giao mùa, thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều. Vào thời điểm này, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, bên cạnh đó, cơ thể trẻ cũng dễ mệt mỏi nên tạo điều kiện khiến bệnh bùng phát.

Nguyên nhân trẻ bị đau mắt đỏ

Ngoài ra, trẻ hay có thói quen dụi mắt, nguy hiểm nhất là khi tay vừa tiếp xúc với vật không đảm bảo vệ sinh. Vì vậy, thói quen này dễ khiến bé bị đau mắt đỏ. Đặc biệt, bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây lan, nếu bé tiếp xúc hay chơi chung với trẻ bị đau mắt đỏ thì nguy cơ nhiễm rất cao. Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua con đường sau:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
  • Chạm vào những đồ vật mà người bệnh tiếp xúc như chậu tay nắm cửa, bàn ghế
  • Dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như gối, khăn mặt, chậu rửa mặt
  • Sử dụng chung nguồn nước nhiễm bệnh như tắm hồ bơi
  • Hay dụi mắt
  • Bệnh viện, trường hợp, khu vực công cộng là những môi trường dễ khiến bệnh lây lan

Dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ

Đau mắt đỏ ở trẻ em đặc trưng bởi tình trạng mắt và mí mắt nổi gây đỏ, sưng và nhiều ghèn. Hầu hết các bé đều bị đỏ một bên mắt, sai 1 – 2 ngày sẽ lan sang bên mắt còn lại. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình khi trẻ bị đau mắt đỏ:

Dấu hiệu đau mắt đỏ ở trẻ

  • Mắt bé đỏ bất thường xuất hiện đằng sau 2 mí trên hoặc mí dưới
  • Mắt bị nổi gân máu ở 1 bên mắt hoặc cả 2 bên
  • Mắt bé xuất hiện nhiều gỉ, dày đặc bám quanh mắt tạo lớp vỏ cứng. Đặc biệt là vào mỗi buổi sáng khiến bé khó khăn cho việc mở mắt
  • Bé liên tục dụi mắt vì cảm giác ngứa mắt
  • Mí mắt sưng húp, gây nhức mắt
  • Nước máy chảy liên tục không kiểm soát
  • Gỉ mắt có màu vàng hoặc xanh, đặc hơn bình thường
  • Mắt bé nhạy cảm với ánh sáng
  • Bé cảm thấy cộm mắt như có bụi bay vào mắt

Hình ảnh đau mắt đỏ ở trẻ em

hinh anh tre dau mat do

hinh anh tre dau mat do 1

hinh anh tre dau mat do 2

hinh anh tre dau mat do 3

hinh anh tre dau mat do 4

Đau mắt đỏ ở trẻ em bao lâu thì khỏi?

Đau mắt đỏ ở trẻ bao lâu khỏi còn phụ thuộc vào dạng đau mắt đỏ. Cụ thể đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn trong hầu hết các trường hợp sẽ biến mất sau 7 – 10 ngày. Còn với trường hợp đau mắt đỏ do tác nhân dị ứng thì thường kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng và không thể điều trị dứt điểm nếu không tìm được tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, loại này chỉ xuất hiện ở trẻ có cơ địa dị ứng.

Đau mắt đỏ ở trẻ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể diễn biến nặng và dai dẳng hơn nếu phụ huynh chủ quan, tự xử lý y tế tại nhà. Nên nhớ, đau mắt đỏ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và không phải loại nào cũng cần dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm. Việc chủ quan, tự điều trị đau mắt đỏ sai cách có thể khiến bệnh kéo dài và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu đau mắt đỏ, ba mẹ hãy đưa bé tới bác sĩ thăm khám để được tư vấn điều trị hiệu quả.

Điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em

Trẻ bị đau mắt đỏ thường khó chịu, quấy khóc nhiều, vì thế ba mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ để giúp con dễ chịu hơn. Dưới đây là một số biện pháp hữu hiệu cho ba mẹ tham khảo:

Sử dụng thuốc nhỏ mắt

  • Thuốc nhỏ mắt natri clorid 0,9%: Loại thuốc nhỏ mắt này có thể cho bé dùng mà không cần bác sĩ kê đơn. Loại thuốc nhỏ mắt này an toàn, giúp rửa sạch bụi bẩn, gì mắt, giữ mắt luôn sạch sẽ. Khi trẻ bị đau mắt đỏ, ba mẹ nên nhỏ mắt bằng muối sinh lý cho bé từ 6 – 7 lần/ngày. Sau đó dùng bông sạch hoặc khăn mềm thấm khô và vứt bỏ trong túi bóng kín để tránh lây lan cho người khác
  • Thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh: Cloramphenicol, tobramycin, moxifloxacin, ofloxacin, neomycin… là những loại thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh dùng để điều trị trẻ bị đau mắt đỏ. Tuy nhiên, nhóm thuốc này cần được bác sĩ kê đơn và chỉ sử dụng tối đa 7 ngày, nếu chưa khỏi phải dùng thuốc khác thay thế
  • Thuốc nhỏ mắt chứa corticoid: Nhóm thuốc này bao gồm prednisolon, fluoromethason, hydrocortison, dexamethason,… có tác dụng chống viêm, giảm chảy dịch nhày làm mờ mắt. Cũng tương tự như loại thuốc nhỏ mắt trên, nhóm thuốc này chỉ được dùng khi có sự chỉ định từ bác sĩ. Ngoài ra, ba mẹ cũng không nên cho bé dùng quá 10 ngày vì sẽ có nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp

Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Đau mắt đỏ do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Các loại thuốc điều trị chỉ làm giảm bớt triệu chứng do bệnh gây ra. Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh tốt nhất là tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Bởi một khi hệ miễn dịch của bé suy yếu sẽ tạo điều kiện cho virus phát triển và tấn công. Theo đó, các mẹ nên:

  • Cho bé ăn nhiều rau củ, trái cây tươi để nâng cao sức đề kháng
  • Đối với trẻ đang bú mẹ, trong thời kỳ đau mắt đỏ mẹ cần cho bé bú càng nhiều càng tốt
  • Ngoài ra, nếu bé đang trong giai đoạn bú mẹ thì mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng để giúp cải thiện chất lượng của sữa. Qua đó gián tiếp tăng sức đề kháng cho bé

Cách vệ sinh mắt cho trẻ hàng ngày

  • Bước 1: Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh mắt cho bé
  • Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý và bông y tế
  • Bước 3: Dùng nước muối sinh lý thấm ướt bông y tế rồi lau nhẹ nhàng lên mắt của bé từ đầu tới đuôi

Mẹ nên vệ sinh mắt cho bé mỗi ngày 3 lần vào buổi sáng, trưa và tối. Sau đó lau mặt bé bằng khăn ấm. Lưu ý, cho bé dùng khăn riêng, khăn sau khi sử dụng cần giặt sạch và phơi khô.

ve sinh mat cho be hang ngay

Bé bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì?

Khi bé bị đau mắt đỏ, ngoài việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé. Dưới đây là một số thực phẩm mẹ cần hạn chế cho bé ăn trong quá trình điều trị mắt đỏ:

Đồ tanh

Cá, tôm, ngao, ốc, mực, cua,… là những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng lại có nguy cơ bị dị ứng cao. Vì vậy, nếu trẻ bị đau mắt đỏ, mẹ cần loại nhóm thực phẩm này khi thiết lập thực đơn cho bé. Trẻ bị đau mắt đỏ ăn phải những đồ tanh có thể khiến mắt nhiễm trùng nặng hơn, gây ra các triệu chứng như nhức mắt, ngứa mắt, cộm, mắt,… Từ đó, thời gian phục hồi của mắt sẽ lâu hơn dù bé đã được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

tre kieng an do tanh

Rau muống

Đau mắt đỏ ở trẻ cần kiêng rau muống là lời khuyên tiếp theo Fitobimbi muốn lưu ý tới phụ huynh. Rau muống là loại rau rất phổ biến và thường xuất hiện trong thực đơn của gia đình Việt. Loại rau này cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất bổ dưỡng, chẳng hạn như sắt, canxi, vitamin A, C,… Tuy nhiên, ăn rau muống sẽ làm tăng dịch ghèn trong mắt, gây ngứa mắt, khiến trẻ có xu hướng đưa tay lên dụi mắt. Mẹ không nhất thiết buộc bé kiêng tuyệt đối rau muống nhưng nên hạn chế thực phẩm này trong thời kỳ bé bị đau mắt đỏ.

Thực phẩm, gia vị cay nóng

Các thực phẩm có chứa gia vị cay nóng như tiêu, gừng, ớt, hành, tỏi,… thường có tính kích thích cao nên sẽ khiến tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ em trở nên tồi tệ hơn, mắt dễ kích ứng, nóng gây khó chịu. Ngoài ra, các loại thịt như thịt dê, thịt chó,… cũng có tính nóng nên mẹ cũng cần kiêng cho bé sử dụng để tránh làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên nghiêm trọng hơn.

kieng thuc pham gia vi cay nong

Mỡ động vật

Mỡ động vật chứa rất nhiều chất béo không no khiến cho lượng mỡ trong máu cao, có thể khiến bệnh đau mắt đỏ ở trẻ lâu khỏi hơn. Bên cạnh đó, hấp thụ quá nhiều mỡ động vật còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh khác như béo phì ở trẻ. Vì vậy, Fitobimbi khuyến cáo mẹ hạn chế lượng mỡ động vật khi chế biến thức ăn hàng ngày cho gia đình, thay vào đó nên lựa chọn các loại dầu thực vật.

Đồ uống có gas

Nước ngọt, đồ uống có ga là những thức uống yêu thích của hầu hết các bạn nhỏ. Tuy vậy, những thức uống chứa nhiều đường này có thể làm bé trở nên mệt mỏi, khó chịu. Tình trạng đau mắt đỏ vì thế có thể bị ảnh hưởng. Hơn nữa, đồ uống có ga còn chứa nhiều chất bảo quản, không tốt cho bao tử của trẻ. Tốt nhất mẹ nên cho bé uống nước lọc hoặc nước trái cây tươi giàu vitamin C để bổ sung khoáng chất tốt cho cơ thể.

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

Đau mắt đỏ ở trẻ là căn bệnh rất dễ lây lan. Vì vậy, phụ huynh cần chủ động phòng ngừa để tránh được những nguy hiểm do bệnh gây ra. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho ba mẹ:

  • Rửa tay cho bé thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
  • Người chăm sóc và ba mẹ cũng cần rửa tay bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với trẻ
  • Không để trẻ dụi mắt hoặc chạm tay vào mắt thường xuyên
  • Không sử dụng chung khăn tắm, khăn mặt của trẻ đau mắt đỏ với những người xung quanh
  • Thường xuyên giặt gối, chăn ga, mền và phơi khô ngoài nắng
  • Hạn chế cho bé đi chơi trong  mùa dịch đau mắt đỏ. Tập cho bé thói quen dùng kính bơi khi đi bơi
  • Khuyến khích trẻ tập luyện thể thao và ăn uống đầy đủ để tăng cường miễn dịch

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp ích được ba mẹ trong quá trình chăm sóc bé, nhất là thời điểm bùng phát dịch đau mắt đỏ.

Chia sẻ bài viết này