Nội dung chính

Trẻ sơ sinh khó ngủ về đêm phải làm sao?

Trẻ sơ sinh khó ngủ, quấy khóc vào ban đêm khiến mẹ không khỏi lo lắng và mệt mỏi. Không chỉ làm đảo lộn giờ giấc sinh hoạt của cả nhà, trẻ không chịu ngủ lâu dài còn ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và trí tuệ sau này. Để bé ngủ ngon suốt đêm, mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến con khó ngủ, từ đó có những “tuyệt chiêu” chăm sóc con ngay từ những năm tháng đầu đời.

trẻ sơ sinh khó ngủ

Nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ về đêm

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến trẻ khó ngủ về đêm mà ba mẹ nên biết:

Giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi

  • Trẻ không chịu nằm ngửa: Trẻ sơ sinh yêu thích tư thế nằm sấp, vì nó mang lại cảm giác an toàn. Đó cũng chính là lý do khiến trẻ quấy khóc, khó chịu khi được ba mẹ đặt nằm ngửa. Tuy nhiên, tư thế nằm sấp thường không được khuyến khích cho trẻ sơ sinh, bởi nó có liên quan đến hội chứng đột tử. Trường hợp bé không chịu nằm ngửa, hay quấy khóc, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra thể chất
  • Trẻ ngủ nhiều vào ban ngày: Trẻ sơ sinh có giấc ngủ ban ngày dài hơn nên ban đêm sẽ khó ngủ, thậm chí là không ngủ. Mẹ đừng lo lắng nhé, khi trẻ dần quen với môi trường xung quanh, các thói quen về đêm sẽ tự được điều chỉnh. Hoặc mẹ có thể giúp bé phân biệt ngày đêm bằng cách giới hạn thời gian ngủ, cũng như luôn giữ phòng của trẻ sáng vào ban ngày và tối khi về đêm
  • Trẻ bú khuya khó ngủ: Trong 3 tháng đầu, trẻ vẫn cần ăn 1 – 2 cữ đêm. Vì bị thức giấc sau mỗi lần bú nên khiến trẻ khó vào giấc lại. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về tần suất bú đêm của trẻ để tìm ra giải pháp phù hợp

Giai đoạn 0 - 3 tháng tuổi trẻ khó ngủ vì sao

Giai đoạn 4 – 5 tháng tuổi

  • Tình trạng hồi quy giấc ngủ ở trẻ sơ sinh: Bước sang tháng thứ 4, em bé hay buồn ngủ trước đây giờ đã không chịu ngủ. Đây là chứng thoái triển giấc ngủ mà nhiều trẻ gặp phải trong giai đoạn này. Be sẽ thấy mọi thứ bên ngoài đều rất mới mẻ, hấp dẫn để vui chơi, khám phá nên thường không chịu ngủ. Đừng quá lo lắng các mẹ nhé, khi con dần thích nghi với sự phát triển mới, giấc ngủ sẽ trở lại như ban đầu
  • Thói quen ngủ trưa bị thay đổi: Trẻ càng lớn càng ít ngủ trưa. Nếu việc trẻ ngủ trưa ít không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối, mẹ hãy tiếp tục duy trì. Ngược lại, nếu trẻ ngủ ít hơn, quấy khóc, đêm khó ngủ,… Hãy cho bé ngủ trưa vì có thể bé đang quá mệt mỏi

4 den 5 thang tuoi tre kho ngu vi sao

Giai đoạn 6 tháng tuổi trở lên

Trẻ từ 6 tháng tuổi hoàn toàn có khả năng ngủ giấc dài vào ban đêm. Tuy nhiên, vì một số lý do, giấc ngủ của trẻ có thể bị gián đoạn:

  • Trẻ bắt đầu mọc răng: Trải nghiệm mọc răng đầu tiên bao giờ cũng khiến trẻ đau đớn và khó chịu. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban đêm
  • Tã bị ướt, giường và quần áo không sạch sẽ: Nếu ngủ trong tình trạng tã bị ướt, quần áo bó chật,… trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, dẫn đến khó chìm vào giấc ngủ
  • Thiếu dưỡng chất: Bé đang trong độ tuổi phát triển cả thể chất lẫn tinh thần nhưng lại không được bổ sung đầy đủ các vi chất, đặc biệt là vitamin D, dẫn đến thiếu canxi, photpho, magie,… Hậu là hệ thần kinh của bé trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị thức giấc, ngủ không sâu giấc

Ngoài những nguyên nhân kể trên, trẻ sơ sinh khó ngủ có thể vì lý do bệnh lý. Dưới đây là một số bệnh lý ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phế quản, viêm phổi, viêm hô hấp trên,… Các biểu hiện đi kèm như khó thở, thở khò khè, quấy khóc bất thường
  • Béo phì: Trẻ thừa cân dẫn đến phì đại đường thở, khiến hô hấp khó khăn, ảnh hưởng đến giấc ngủ trẻ
  • Các bệnh lý khác: Trào ngược dạ dày, viêm tai giữa, còi xương, các vấn đề về thần kinh,…

Trẻ khó ngủ phải làm sao?

Từ những nguyên nhân trên, ba mẹ phải làm sao để chấm dứt tình trạng khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc của bé?

Tạo thói quen ngủ khoa học

Tạo thói quen ngủ tốt cho bé là cách tiếp cận vừa an toàn lại hiệu quả, giúp con dần thích nghi được với sự thay đổi mới:

Nhận biết dấu hiệu buồn ngủ ở trẻ

Trong những tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh khó có thể thức liên tục trong 2 giờ. Vì vậy, nếu không đưa bé đi ngủ luôn, con sẽ rất khó ngủ. Theo đó, phụ huynh nên chú ý nếu con có dấu hiệu buồn ngủ như mí mặt sụp, lim dim, mệt mỏi thì nên cho con đi ngủ ngon. Như vậy sẽ đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho bé.

Nhận biết dấu hiệu buồn ngủ ở trẻ

Tập cho bé phân biệt ngày đêm

Khi còn trong bụng mẹ, trẻ sơ sinh đã có thói quen thức đêm. Đến khi chào đời, điều này vẫn không thay đổi, dẫn đến bé khó ngủ, ba mẹ chăm sóc bé cũng phải vất vả hơn. Để xử lý tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ, phụ huynh nên tập cho bé cách phân biệt ngày và đêm rõ ràng.

Theo đó, vào ban ngày, ba mẹ nên để con ngủ trong 1 – 2 giờ là đủ, thời gian còn lại hãy trò chuyện và chơi đùa với trẻ. Vào buổi tối, hãy dỗ trẻ đi ngủ từ sớm, kèm theo một cữ sữa vào buổi khuya để duy trì giấc ngủ sâu hơn. Trong quá trình cho bé ngủ, ba mẹ cần đảm bảo các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng,… được duy trì ở mức độ hợp lý, tránh để đèn quá sáng hoặc những âm thanh ồn để bé yêu được ngủ ngon, thẳng giấc và ít giật mình.

Dạy trẻ tự ngủ

Ba mẹ nên tập cho bé thói quen tự ngủ ngay khi còn bé. Chẳng hạn như ru ngủ bằng âm nhạc, đọc truyện hoặc vỗ về nhẹ nhàng để đưa bé vào giấc ngủ. Không nên ru ngủ trẻ trên tay, sau đó mới đặt xuống giường. Điều này tạo thói quen phụ thuộc, khiến trẻ không thể tự ngủ khi lớn lên.

Dạy trẻ tự ngủ

Chuẩn bị cho giấc ngủ của con

  • Bước 1: Cho bé bú sữa vừa đủ trước khi ngủ, hạn chế bú đêm khi không cần thiết
  • Bước 2: Vệ sinh cá nhân, thay tã lót, mặc quần áo thoải mái cho trẻ trước khi ngủ
  • Bước 3: Tạo cảm giác an toàn cho bé bằng cách vỗ về, âu yếm
  • Bước 4: Sắp xếp giường ngủ của trẻ với chăn và gối thật êm
  • Bước 5: Tạo không gian ngủ yên tĩnh, thoáng mát, tắt các thiết bị phát ra âm thanh để bé yêu nhanh chóng vào giấc ngủ
  • Bước 6: Các hoạt động kích thích bé trước giờ ngủ (nói chuyện, chơi đùa) cần phải kết thúc trước 2 – 3 giờ

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Các mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ bằng cách bổ sung đầy đủ vi chất. Đặc biệt là các chất như canxi, kẽm, sắt, Omega 3, protein, vitamin nhóm B,… để tránh tình trạng thiếu chất ảnh hưởng tới giấc ngủ. Ngoài ra, ba mẹ nên cho trẻ phơi nắng mỗi ngày 30 phút để hấp thu vitamin D, giúp xương chắc khỏe.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Với trẻ sơ sinh, việc bổ sung vi chất qua chế độ ăn uống hàng ngày là rất khó. Vì vậy, ba mẹ có thể hỗ trợ phòng ngừa thiếu hụt vi chất cho bé thông qua các sản phẩm bổ sung ngoài.

Lưu ý: Đối với nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ do bệnh lý, ba mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp khắc phục phù hợp.

Trẻ sơ sinh khó ngủ là một vấn đề thường gặp, do đó ba mẹ không nên quá lo lắng. Trường hợp trẻ khó ngủ kèm theo các triệu chứng bất thường hoặc sau khi điều chỉnh các yếu tố xung quanh gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé mà chưa cải thiện, lúc này ba mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám càng sớm, càng tốt.

Chia sẻ bài viết này