Nội dung chính

Bé đi ngoài có sợi máu: Ba mẹ cần làm gì?

Bé đi ngoài có sợi máu là một biểu hiện bất thường. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ. Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để chủ động phát hiện và điều trị kịp thời cho bé.

di ngoai ra mau

Tình trạng bé đi ngoài có sợi máu

Trẻ sơ sinh đi ngoài có sợi máu là tình trạng mẹ thấy phân của bé lẫn với một sọc máu, những đốm máu hoặc có chất nhầy màu đỏ. Với trẻ trên 6 tuổi đang trong quá trình tập tành ăn dặm, trước khi quá sốt sắng về tình trạng đi ngoài ra máu. Mẹ hãy điểm lại những thực phẩm mà bé ăn trước đó. Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, do đó màu sắc của thức ăn có thể ảnh hưởng đến màu sắc của phân. Chẳng hạn như thực đơn của bé có cà chua, củ dền,… sau khi đi được thải ra ngoài vẫn không thay đổi nhiều, khiến phân bé có sợi máu.

tre di ngoai co soi mau kem theo

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có sợi máu đi kèm các biểu hiện như sốt, tiêu chảy, bụng sưng to, bỏ bú, mệt mỏi, lờ đờ, mẹ cần đưa bé đi bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài ra sợi máu

Bé đi ngoài sợi máu có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó một số trường hợp không quá nghiêm trọng, nhưng số khác lại có liên quan đến tình trạng bệnh lý. Cụ thể như sau:

Nứt hậu môn

Tình trạng này thường gặp ở các bé bị táo bón. Lúc này, phân sẽ cứng lại, hình dạng như những viên đá nhỏ. Việc bé gắng sức đẩy phân ra ngoài sẽ gây cọ xát với thành hậu môn, từ đó dẫn đến tổn thương và làm trẻ đi ngoài ra máu.

nut ke hau mon

Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng một đoạn nào đó trong đại tràng bị viêm. Hậu quả là khiến phân trẻ có sợi máu và một số vấn đề rối loạn tiêu hóa khác. Nguyên nhân gây viêm đại tràng ở trẻ sơ sinh phần lớn do di truyền, số nhỏ khác là do bị nhiễm trùng.

Dị ứng

Việc dị ứng với thực phẩm (sữa, thức ăn mẹ tiêu thụ) cũng có thể khiến bé đi ngoài có sợi máu. Trẻ nhỏ có cơ địa nhạy cảm nên rất dễ bị dị ứng với sữa, yến mạch hay lúa mạch, nhất là khi con bắt đầu ăn dặm.

Bé đi ngoài ra sợi máu có sao không?

Màu sắc phân phản ánh tình trạng sức khỏe và bệnh lý của trẻ. Để biết bé đi ngoài ra sợi máu có sao không bạn cần biết tình trạng máu trong phân của bé như thế nào. Vì khối lượng máu tuần hoàn ở trẻ không lớn nên việc đi ngoài ra máu cũng rất nguy hiểm. Đầu tiên để đánh giá mức độ nguy hiểm, hãy cùng tìm hiểu các cấp độ đi ngoài có sợi máu ở trẻ như sau:

  • Mức độ nhẹ: Trẻ đi ngoài ra máu, phân chỉ dính một ít. Bé vẫn ăn uống tốt, vui vẻ và da dẻ hồng hào. Biểu hiện này thường xuất hiện ở các bé bị táo bón, khi ăn thức ăn thiếu chất chất, chất lorg
  • Mức độ vừa: Bé đi ngoài có sợi máu có lẫn nhầy, phân lỏng nhưng vẫn phải rặn khi đi. Rất có thể bé bị bệnh kiết lỵ hoặc bệnh về đường ruột nào đó
  • Mức độ nặng: Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu nhiều, dính đầy lên phân, không cầm được máu, kèm theo đó là các dấu hiệu bất thường như da nhợt nhạt, người mệt mỏi, quấy khóc. Lúc này, mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện để được bác sĩ cầm máu và có phương án xử lý kịp thời

di ngoai ra soi mau co sao khong

Cách chăm sóc bé đi ngoài có sợi máu

Bên cạnh việc tham khảo ý kiến từ chuyên gia, ba mẹ cần lưu ý những điều sau để chăm sóc bé tốt hơn tại nhà:

  • Khuyến khích mẹ cho bé bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Đây là cách tốt nhất giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh, từ đó hạn chế tình trạng bé đi ngoài có sợi máu hiệu quả. Bởi, sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp chống lại nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch
  • Kiểm tra xem hậu môn của bé có trầy nước không. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường, hãy đưa bé tới bác sĩ ngay để được điều trị càng sớm càng tốt
  • Nếu trẻ đi ngoài có sợi máu do dị ứng, hãy xác định xem bé dị ứng với những thực phẩm gì. Từ đó tránh hoặc hạn chế bé tiêu thụ những thực phẩm đó
  • Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, bổ sung lượng vitamin cần thiết đặc biệt là vitamin K, chất xơ,…
  • Khuyến khích trẻ uống đủ nước, tối đa 2 lít nước mỗi ngày. Không nhất thiết phải là nước lọc, mẹ có thể bổ sung cho bé thông qua sữa, nước ép trái cây, canh, súp,… vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa bù được lượng nước đã mất
  • Khẩu phần ăn của trẻ nên có một số thực phẩm có tác dụng bổ máu để bù đắp lượng máu đã mất
  • Đồ ăn của trẻ cần được nấu chín nhừ, không nên cho trẻ ăn thức ăn rắn. Đồng thời chia nhỏ khẩu phần ăn để hạn chế áp lực lên hệ tiêu hóa

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng bé đi ngoài có sợi máu. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc bé.

Chia sẻ bài viết này