Nội dung chính

10 cách bù nước khi bị tiêu chảy cho trẻ chuẩn nhất

Trẻ bị tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước, gây nguy cơ đối mặt với biến chứng nặng nề. Đó là lý do vì sao, mẹ cần tham khảo ngay cách bù nước khi bị tiêu chảy tại nhà cho trẻ. Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

10 cách bù nước khi bị tiêu chảy cho trẻ CHUẨN NHẤT
10 cách bù nước khi bị tiêu chảy cho trẻ CHUẨN NHẤT

Bù nước quan trọng như thế nào với trẻ bị tiêu chảy?

Khi trẻ bị tiêu chảy, điều quan trọng không phải là tìm loại thuốc điều trị mà cần bù nước và điện giải kịp thời. Trẻ bị tiêu chảy sẽ dễ rơi vào trạng thái mất nước. Nếu thiếu nước trong thời gian dài, trẻ sẽ bị mất nước và chất điện giải trầm trọng, dẫn đến nguy cơ suy kiệt sức khỏe, thậm chí tử vong.

Có thể thấy, việc bù nước cho trẻ bị tiêu chảy mang lại những tác dụng sau:

  • Phục hồi nhanh chóng lượng nước và chất điện giải đã mất trong cơ thể
  • Thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, cầm đi ngoài
  • Hồi phục sức khỏe, giúp trẻ giảm mệt mỏi, kiệt sức do ảnh hưởng của các triệu chứng tiêu chảy

Khi nào mẹ cần bù nước cho trẻ bị tiêu chảy?

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của cơ thể: điều hòa thân nhiệt, vận chuyển chất dinh dưỡng, lưu thông khí huyết, bôi trơn các khớp và loại bỏ chất cặn bã. Như vậy, nếu thiếu nước, cơ thể sẽ không đảm bảo được những chức năng trên. 

Trẻ em mắc tiêu chảy là nhóm đối tượng dễ bị mất nước nhất. Khi cơ thể mất nước sẽ có những triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, đi tiểu thường xuyên, cơn khát tăng dần, da khô, miệng khô,…

Cha mẹ cần sớm phát hiện dấu hiệu mất nước do tiêu chảy ở trẻ
Cha mẹ cần sớm phát hiện dấu hiệu mất nước do tiêu chảy ở trẻ

Ngoài ra, mẹ có thể nhận biết dấu hiệu trẻ mất nước thông qua màu nước tiểu. Nước tiểu càng đậm thì cơ thể càng thiếu nước. Ngược lại, nước tiểu màu nhạt chứng tỏ cơ thể đủ nước. Tuy nhiên, không hẳn lúc nào nước tiểu đậm cũng do thiếu nước. Trong nhiều trường hợp, đó có thể do những nguyên nhân khác như bệnh lý hoặc sử dụng thước.

Cách bù nước khi bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy uống nước gì là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bậc phụ huynh. Khi bé bị tiêu chảy, mẹ nên cho bé uống nước lọc, bổ sung nước điện giải hoặc một số loại trà như trà gừng, trà hoa cúc, nước gạo rang,… vừa giúp cầm tiêu chảy lại có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe nhanh chóng hơn.

Nước đun sôi để nguội

Uống nhiều nước đun sôi để nguội là cách bù nước khi bị tiêu chảy khá hiệu quả. Với trẻ bị tiêu chảy nhẹ, cách này sẽ giúp bồi hoàn lượng nước đã mất và tránh cơ thể mất nước nghiêm trọng.

Dung dịch Oresol bù chất điện giải

Với trường hợp tiêu chảy nặng, trẻ không chỉ mất nước mà còn có nguy cơ mất chất điện giải. Vì vậy, việc uống nước không thôi sẽ không giải quyết được vấn đề. Vì vậy, mẹ có thể cho bé sử dụng thêm dung dịch oresol. Đây là loại dung dịch có thể bổ sung nước và chất điện giải nhanh chóng cho trẻ. 

Dung dịch Oresol bù chất điện giải
Dung dịch Oresol bù chất điện giải

Cách pha dung dịch Oresol cho bé: Hòa tan gói bột với lượng nước phù hợp. Mẹ nên pha dung dịch Oresol cho bé bằng nước đun sôi để nguội.

  • Đối với gói Oresol 27.9g, pha với 1 lít nước
  • Đối với gói Oresol 4.1g và 5.6g, pha với 200ml nước

Lưu ý: Mẹ nên cho bé uống ngay, không nên để quá lâu.

Uống nước trà gừng

Trà gừng rất tốt cho sức khỏe, có tính ấm nên đặc biệt tốt với hệ tiêu hóa. Trà gừng còn giúp chống viêm, giảm đau, bổ sung lượng nước đã mất cho người bị tiêu chảy.

Uống trà vỏ cam

Trà vỏ cam giúp tăng nhu động ruột, cải thiện tình trạng đau bụng do tiêu chảy, đồng thời có lợi cho hệ vi sinh đường ruột.

Trà vỏ cam
Trà vỏ cam

Trà hoa cúc

Đây là cách bù nước khi bị tiêu chảy rất hiệu quả. Không những giúp cấp nước nhanh chóng, trà hoa cúc còn có tác dụng cầm tiêu chảy, cho trẻ nhanh chóng phục hồi.

Nước cháo hoặc nước gạo rang

Ưu điểm của cháo và nước gạo rang là không khiến dạ dày phải co bóp, hoạt động nhiều. Hơn nữa, đây cũng là thức uống rất ngon, giúp bồi hoàn nước và bổ sung năng lượng cho cơ thể rất tốt.

Nước dừa

Một trong những cách bù nước khi bị tiêu chảy tốt nhất không thể không kể đến nước dừa. Loại nước này được đánh giá giống như một chất điện giải tự nhiên, giúp bồi hoàn nước và lượng điện giải đã mất. Hơn nữa, nước dừa cũng rất thanh mát, dễ uống, phù hợp với cả trẻ em và người lớn. Lưu ý, mẹ nên cho bé uống nước dừa nguyên chất hoặc có thể cho thêm xíu muối.

Nước dừa
Nước dừa

Uống nước cam mật ong

Nước cam chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những trẻ đang bị tiêu chảy. Hơn nữa, loại nước này rất thơm ngon và dễ uống, trẻ khó lòng từ chối.

Sữa chua

Axit lactic trong sữa chứa có tác dụng bổ sung lợi khuẩn cho hệ vi sinh đường ruột. Đồng thời ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại. Vì vậy, trẻ bị tiêu chảy có thể bổ sung thêm sữa chua để bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Súp cà rốt

Cá rốt chứa nhiều pectin, khi vào ruột sẽ trương lên tạo thành chất keo có khả năng làm dịu nhu động ruột. Mặt khác, chất này còn giúp lợi khuẩn phát triển, lấn át sự lên men thối của vi khuẩn ở ruột già. Ngoài ra, trong cà rốt còn chứa rất nhiều kali và muống khoáng, giúp bù đắp điện giải cho trẻ bị tiêu chảy.

Súp cà rốt cho bé
Súp cà rốt cho bé

Trẻ bị tiêu chảy nên kiêng uống nước gì?

Không chỉ quan tâm đến cách bù nước khi bị tiêu chảy, mẹ cũng cần lưu ý đến những loại thức uống mà trẻ cần tránh. Nguyên nhân là do các loại nước này có thể khiến cơ thể mệt mỏi hơn.

Sữa có lactose

Tiêu chảy khiến trẻ đi ngoài liên tục và làm giảm lượng enzym chuyển hóa lactose trong sữa. Từ đó, trẻ có thể bị khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy và buồn nôn. Bên cạnh đó, có rất nhiều trẻ dị ứng với thành phần sữa, dẫn đến tiêu chảy. Đó chính là lý do vì sao, mẹ không nên cho bé uống sữa chứa lactose khi đang bị tiêu chảy.

Các loại đồ uống có gas

Khi bị tiêu chảy, mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng các loại đồ uống có gas. Bởi chúng sẽ khiến tình trạng tiêu chảy của con bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số lưu ý khi bù nước cho trẻ bị tiêu chảy

Để thực hiện cách bù nước khi bị tiêu chảy cho hiệu quả cao, mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, chậm rãi
  • Không nên cho trẻ uống quá nhiều nước một lần mà nên chia 2 – 3 lần uỗng/ngày. Hoặc có thể bổ sung sau mỗi đợt đi ngoài
  • Đối với trẻ lớn, mẹ có thể cho bé uống nước theo nhu cầu cá nhân
  • Nếu trẻ bị tiêu chảy có triệu chứng nôn, mẹ nên đợi sau 10 phút mới bù lại dung dịch oresol
  • Duy trì cho trẻ uống nước đến khi trẻ đi ngoài phân sệt và ít hơn 3 lần mỗi ngày

Trên đây là cách bù nước khi bị tiêu chảy mà mẹ có thể áp dụng cho bé ngay tại nhà. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc bé!

Chia sẻ bài viết này