Nội dung chính

Trẻ hay chảy máu cam nên ăn gì, kiêng gì?

Trẻ hay chảy máu cam nên ăn gì và kiêng gì là thắc mắc của rất nhiều mẹ. Hiểu được lo lắng, sự quan tâm của mẹ dành cho trẻ, nhất là trẻ hay bị chảy máu cam, trong bài viết này, Fitobimbi sẽ chia sẻ thật chi tiết để mẹ tham khảo.

Trẻ bị chảy máu cam nên bổ sung gì?
Trẻ bị chảy máu cam nên bổ sung gì?

Trẻ hay chảy máu cam nên ăn gì và kiêng gì?

Chảy máu cam là hiện tượng máu mũi chảy ra do niêm mạc bị tổn thương, các mạch máu bị đứt gãy. Đây là hiện tượng phổ biến ở trẻ em và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù là hiện tượng bình thường, tuy nhiên, nếu chảy máu cam trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Trẻ hay chảy máu cam nên ăn gì và kiêng gì?
Trẻ hay chảy máu cam nên ăn gì và kiêng gì?

Chảy máu cam ở trẻ em do nhiều nguyên nhân, đó có thể là sự tác động mạnh đến vùng mũi, mạch máu nhạy cảm, tác dụng phụ của thuốc, thời tiết, môi trường sống,… Trong các nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em không thể không nhắc đến chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ hay bị chảy máu cam cần được bố mẹ đặc biệt chú ý. Vậy, bé bị chảy máu cam nên ăn gì và kiêng gì? Theo dõi tiếp bài viết để có được đáp án chi tiết nhé!

>>> Trước khi tìm hiểu bé nên ăn gì mẹ hãy xem bé hay chảy máu cam là thiếu chất gì?

Trẻ hay bị chảy máu cam nên ăn gì?

Theo chuyên gia, chế độ dinh dưỡng đối với trẻ hay bị chảy máu cam. Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với trẻ hay chảy máu cam. Trẻ hay chảy máu cam nên ăn gì? Đáp án bao gồm:

  • Thực phẩm giàu sắt
  • Thực phẩm giàu Kali
  • Thực phẩm giàu vitamin A
  • Thực phẩm giàu vitamin C
  • Thực phẩm giàu vitamin K
  • Thực phẩm giàu vitamin B9
  • Thực phẩm giàu vitamin B12

Thực phẩm giàu sắt

Đáp án đầu tiên của câu hỏi “Trẻ hay chảy máu cam nên ăn gì?” đó chính là thực phẩm giàu sắt. Sắt là một trong những khoáng chất quan trọng, chủ yếu tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu và tăng cường sự tập trung của trí não.

Trẻ hay chảy máu cam nên bổ sung thực phẩm giàu sắt
Trẻ hay chảy máu cam nên bổ sung thực phẩm giàu sắt

Khi thiếu sắt, trẻ thường bị chảy máu cam, thiếu máu và gặp rất nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do đó, trong chế độ dinh dưỡng của trẻ hay chảy máu cam không thể thiếu sắt. Khoáng chất này có nhiều trong:

  • Hải sản: Cá, cua, mực, ốc, tôm, sò điệp, sò huyết, hàu, ngao, cá hồi, cá thu, cua biển,…
  • Một số loại thịt: Thịt bò, thịt trâu, thịt lợn, thịt bê, thịt dê, thịt nai, thịt cừu, thịt ngựa, thịt gà, thịt vịt
  • Rau, củ, quả: Khoai tây, cải xoăn, cải chíp, bông cải xanh, rau chân vịt, đậu lăng, củ cải đường, quả lựu, nho, chuối, táo, cam, mận, cà chua,…
  • Các loại hạt và ngũ cốc: Đậu phộng, hạt điều, hạnh nhân, diêm mạch, hạt bí ngô, quả óc chó, đỗ đen, đỗ tương, đỗ xanh, đỗ đỏ,…
  • Một số loại khác: Trứng, mía, đậu phụ, nấm rơm, socola đen, nấm mèo khô, gan gà/lợn/bò

Thực phẩm giàu Kali

Kali là một khoáng chất cần thiết đối với cơ thể, giúp duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan. Kali được tìm thấy nhiều trong tế bào cơ, phần còn lại trong gan, xương và hồng cầu. Khi trẻ bị chảy máu cam, mẹ nên bổ sung thực phẩm có nhiều Kali như:

  • Trái cây sấy khô: Chà là, mận khô, nho khô
  • Một số loại cá: Cá hồi, cá tuyết, cá ngừ, cá bơn
  • Một số loại rau: Rau chân vịt, bông cải xanh, măng tây, rau lá xanh
  • Một số loại củ, quả: Khoai tây, cà tím, khoai lang, bí ngô, củ dền, củ cải
  • Trái cây: Bưởi, cam, mơ, mận, bơ, dưa hấu, dưa lê, dưa lưới, dừa, cà chua
  • Các loại đậu: Đậu tương, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu ngự, đậu cúc, đậu thận/tây

Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A là một chất dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe. Thiếu vitamin A có thể gây cản trở việc hấp thụ, vận chuyển và dự trữ sắt trong cơ thể. Vì vậy, mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin A cho trẻ hay chảy máu cam bao gồm:

  • Một số loại quả: Hồng, xoài, quýt, ổi, đào, mơ, dưa hấu, dưa vàng, đu đủ, chanh dây, cà chua
  • Một số loại rau, củ, hạt: Cà rốt, củ cải, khoai lang, bí ngô, ớt chuông, đậu Hà Lan, đậu mắt đen, rau bina, bông cải xanh

Thực phẩm giàu vitamin C

Để hồi phục sức khỏe và phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ em, mẹ nhất định nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C trong khẩu phần ăn của trẻ. Thiếu vitamin C khiến cho hệ miễn dịch của trẻ suy giảm, đó cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chảy máu cam.

Trẻ hay bị chảy máu cam nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Trẻ hay bị chảy máu cam nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

Bổ sung vitamin C đầy đủ giúp tăng cường sức bền mạch máu, phòng ngừa chảy máu cam hay chảy máu do những tổn thương khác. Nguồn vitamin C tự nhiên dồi dào mà mẹ nên tham khảo và bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ hay chảy máu cam gồm:

  • Một số loại rau: Súp lơ trắng, súp lơ xanh, cải xoăn, cải thìa, rau bina
  • Một số loại quả: Kiwi, dâu tây, dưa lưới vàng, đu đủ, bưởi, ổi, cam, xoài, cà chua

Thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K tham gia vào quá trình đông máu, nó giúp cho quá trình đông máu diễn ra tốt hơn, đồng thời hạn chế lượng máu mất đi. Chính vì vậy, trẻ hay chảy máu cam cần được bổ sung thực phẩm giàu vitamin K.

  • Một số loại rau, củ, quả: Cải bó xôi, cải xoăn, bắp cải, măng tây, cần tây, bông cải xanh, xà lách, dưa chuột, cà rốt, củ cải đường
  • Một số loại khác: Trứng, thịt gà, thịt xông khói, gan ngỗng, gan bò, xúc xích Ý, sữa béo nguyên chất, phô mai

Thực phẩm giàu vitamin B9

Vitamin B9 là loại vitamin vô cùng quan trọng, giúp cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu và bạch cầu. Đây cũng là vitamin cần thiết đối với trẻ em, nhất là trẻ hay chảy máu cam.

  • Dưa
  • Chuối
  • Chanh
  • Nấm
  • Trứng
  • Cà chu
  • Măng tây
  • Đậu bắp
  • Súp lơ
  • Gan bò
  • Thận bò
  • Rau chân vịt

Thực phẩm giàu vitamin B12

Vitamin B12 rất cần thiết trong việc tái tạo tế bào mới trong cơ thể trẻ, đặc biệt là tế bào hồng cầu. Thiếu vitamin này có thể khiến cơ thể trẻ bị thiếu máu, bệnh tim và gặp một số tổn thương thần kinh.

Trẻ hay chảy máu cam nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12
Trẻ hay chảy máu cam nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12

Đối với trẻ hay chảy máu cam, mẹ không nên bỏ qua một số thực phẩm giàu vitamin B12 như:

  • Ngao
  • Cá hồi
  • Cá mòi
  • Cá ngừ
  • Thịt bò
  • Ngũ cốc
  • Gan động vật

Các món ăn tốt cho trẻ hay bị chảy máu cam

Trẻ hay bị chảy máu cam cần được quan tâm đặc biệt về chế độ dinh dưỡng. Một số món ăn tốt cho sức khỏe của trẻ, dễ áp dụng và tiết kiệm thời gian mà mẹ có thể tham khảo bao gồm:

  • Trứng ốp la
  • Sò huyết sốt chua ngọt
  • Móng giò hầm ngó sen
  • Gà tần ngải cứu
  • Cháo chim bồ câu
  • Cháo thịt củ dền
  • Canh rau má tôm nõn
  • Thịt bò, khoai tây và cà rốt
  • Canh thịt bò, cà chua và giá đỗ

Trứng ốp la

Trứng ốp la là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và dễ nấu mà mẹ không nên bỏ qua. Trứng cung cấp một lượng lớn protein, chất chống oxy hóa, hỗ trợ cho việc tích trữ vitamin trong cơ thể. Đặc biệt, trong mỗi quả trứng còn có 1mg sắt, cho nên rất tốt đối với trẻ hay chảy máu cam.

Món trứng ốp la thơm ngon, bổ dưỡng cho trẻ hay chảy máu cam
Món trứng ốp la thơm ngon, bổ dưỡng cho trẻ hay chảy máu cam

Nguyên liệu:

  • Trứng gà
  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Rửa chảo sạch sẽ và bắc lên bếp
  • Bật bếp, cho dầu ăn và đợi nóng
  • Đập trứng vào một bát nhỏ
  • Từ từ cho trứng từ bát vào chảo (nhẹ tay để lòng đỏ không vỡ)
  • Mẹ nên điều chỉnh lửa ở mức vừa phải để trứng chín được đẹp mắt

(Mẹo hay: Đậy nắp chảo sau khi cho trứng vào, hơi nóng sẽ làm cho trứng chín đều, không bị vỡ khi lật. Nếu trẻ thích ăn trứng lòng đào, mẹ nên căn thời gian hợp lý để mở vung ra và cho vào đĩa mà không cần lật thêm lần nữa).

Sò huyết sốt chua ngọt

Sò huyết là một loại hải sản có hàm lượng dinh dưỡng cao. Theo Y học cổ truyền, sò huyết có vị ngọt, tính mặn, kiện vị, bổ huyết, chữa chứng thiếu máu, huyết hư. Nước sốt me “thần thánh” hòa quyện với thịt sò huyết tươi ngon chắc chắn sẽ khiến trẻ “không thể chối từ”.

Món sò huyết sốt chua ngọt siêu hấp dẫn
Món sò huyết sốt chua ngọt siêu hấp dẫn

Nguyên liệu:

  • Tỏi
  • Rau răm
  • Sò huyết
  • Nước sốt me
  • Gia vị thông dụng

Cách thực hiện:

  • Rau răm bỏ cuống, lá hỏng, rửa sạch, để ráo nước; tỏi bóc vỏ, đập dập
  • Lấy 1 bát nhỏ nước lọc, cho nước sốt me vào hòa, lọc lấy phần nước
  • Ngâm sò trong nước muối loãng/nước vo gạo từ 5 – 6 tiếng, rửa lại vài lần
  • Chuẩn bị chảo sạch, bật bếp, đợi chảo nóng cho 1 thìa dầu ăn, đun sôi, cho tỏi vào phi thơm
  • Cho sò huyết vào, đảo đều tay trong khoảng 2 phút, thêm nước sốt me, nêm nếm gia vị vừa miệng
  • Điều chỉnh lửa vừa phải, đảo đều tay cho đến khi sò huyết mở miệng, nước sốt me sánh lại, bám vào thịt sò
  • Cho rau răm vào, đảo đều vài lần, tắt bếp, cho sò huyết ra đĩa, tưới phần nước sốt lên trên

Móng giò hầm củ sen

Móng giò có nhiều dưỡng chất giúp ngăn ngừa bệnh chảy máu đường hô hấp, thiếu máu não, hôn mê do mất quá nhiều máu. Củ sen có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, cầm máu tốt, được sử dụng trong các trường hợp xuất huyết (chảy máu cam). Chân giò kết hợp với củ sen sẽ là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho trẻ hay chảy máu cam.

Móng giò hầm củ sen thơm ngon, khó cưỡng
Móng giò hầm củ sen thơm ngon, khó cưỡng

Nguyên liệu:

  • Móng giò
  • Củ sen
  • Cà rốt
  • Hành tươi
  • Rau mùi
  • Gia vị thông dụng

Cách thực hiện:

  • Cạo sạch lông ở móng giò, rửa lại với nước, để ráo, chặt miếng vừa ăn
  • Củ sen cắt khúc vừa phải, ngâm trong nước muối loãng/nước cốt chanh khoảng 10 phút, vớt ra, để ráo nước
  • Cà rốt nạo vỏ, rửa sạch, tỉa hoa hoặc cắt khúc vừa ăn; hành tươi và rau mùi bỏ rễ, bỏ lá hỏng, rửa sạch
  • Cho móng giò vào nồi áp suất sạch, thêm khoảng 1 lít nước, bắc lên bếp, hầm trong vòng 30 – 40 phút
  • Kiểm tra thấy móng giò mềm thì cho ngó sen vào, nấu thêm 5 – 10 phút, cho hành, rau mùi
  • Nên nếm gia vị sao cho vừa miệng, tắt bếp, bắc nồi xuống, cho móng giò hầm ngó sen ra bát để trẻ thưởng thức

Gà tần ngải cứu

Thịt gà giàu sắt nên rất tốt cho trẻ hay bị chảy máu cam. Bổ sung món ăn từ thịt gà vừa làm cho trẻ ăn ngon miệng, vừa giúp thúc đẩy quá trình sản sinh máu và hemoglobin. Trong khi đó, ngải cứu chứa tinh dầu, acid amin choline, flavonoid, có tác dụng cầm máu, ngăn ngừa chảy máu cam, điều hòa khí huyết, giảm đau nhức,…

Trẻ em hay chảy máu cam nên ăn gà tần ngải cứu
Trẻ em hay chảy máu cam nên ăn gà tần ngải cứu

Nguyên liệu:

  • Bia
  • Thịt gà
  • Ngải cứu
  • Mật ong
  • Gia vị thông dụng

Cách thực hiện:

  • Lá ngải nhặt bỏ lá sâu, già, vàng sau đó mang đi rửa sạch, để ráo nước
  • Lấy bát nhỏ, trộn đều các nguyên liệu như mật ong, hạt nêm, bột canh, dầu ăn với nhau
  • Thịt gà sau khi mua về mẹ nên chà xát với muối để bớt mùi hôi, rửa lại bằng nước sạch, để ráo nước, nhồi một ít lá ngải cứu vào bụng
  • Sử dụng cọ quét hoặc đeo gang ta để quét hỗn hợp vừa trộn lên thịt gà, chú ý quét đều từ ngoài vào trong, ướp trong khoảng 30 phút
  • Chuẩn bị nồi to, sạch, cho một lớp lá ngải cứu xuống đáy nồi, đặt gà vào nồi, cho 1/2 lon bia vào hầm cùng gà
  • Bắc nồi lên bếp, bật lửa lớn, đến khi nước sôi sẽ chỉnh nhỏ lửa và hầm gà trong vòng 40 phút
  • Khi hầm được 20 phút hãy mở nắp, lật ngược để gà thấm đều gia vị, đậy nắp hầm thêm 20 phút
  • Khi thấy gà chín mềm thì tắt bếp, cho nồi xuống, lấy thịt gà và ngải cứu ra bát để trẻ thưởng thức

Canh rau má tôm nõn

Tôm nõn giàu sắt, folate và nhiều khoáng chất khác cho nên rất tốt cho trẻ hay bị chảy máu cam. Bên cạnh đó, rau má có khả năng kích thích tuần hoàn máu, giảm viêm nhiễm, tái tạo tế bào.

Canh rau má nấu tôm nõn dễ ăn và bổ dưỡng
Canh rau má nấu tôm nõn dễ ăn và bổ dưỡng

Nguyên liệu:

  • Tỏi
  • Rau má
  • Tôm nõn
  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Rau má nhặt bỏ lá vàng, rửa sạch rau má, để ráo nước, thái khúc vừa ăn
  • Tôm bỏ đầu, bóc vỏ, bỏ sợi chỉ ở lưng sau đó đem rửa sạch, băm nhỏ
  • Ướp phần tôm vừa băm nhỏ với gia vị (hành tím, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm)
  • Bắc nồi lên bếp, chỉnh lửa vừa, thêm chút dầu ăn, khi dầu sôi mẹ cho tôm đã băm nhỏ vào, đảo nhanh tay
  • Khi tôm săn lại cho thêm chút nước, tiếp tục đun cho đến khi nước sôi thì cho rau má vào
  • Sau khi cho rau má vào mẹ sẽ tiếp tục nấu khoảng 2 phút, thêm gia vị, tắt bếp, cho ra bát để trẻ thưởng thức

Canh thịt bò, cà chua và giá đỗ

Thịt bò giàu sắt nên rất tốt cho trẻ hay chảy máu cam. Trong khi đó, cà chua giàu vitamin A, vitamin C, vitamin K, B6, kali, magie, chất xơ, protein,… Giá đỗ có lượng vitamin C và acid folic dồi dào. Sự kết hợp giữa thịt bò, cà chua, giá đỗ sẽ tạo nên món ăn bổ dưỡng, thơm ngon.

Canh thịt bò, cà chua và giá đỗ thanh mát cho trẻ hay bị chảy máu cam
Canh thịt bò, cà chua và giá đỗ thanh mát cho trẻ hay bị chảy máu cam

Nguyên liệu:

  • Giá đỗ
  • Cà chua
  • Quả chanh
  • Hành tím
  • Rau mùi
  • Gia vị
  • Nồi sạch
  • Thịt thăn bò

Cách thực hiện:

  • Rau mùi, cà chua, giá đỗ rửa sạch và để ráo nước; hành tím thái hay đập dập
  • Thịt bò sau khi mua về đem sơ chế, tiếp theo thái thành những lát mỏng
  • Ướp thịt bò đã thái lát với nửa quả chanh, hành tím, gia vị và để trong 5 phút
  • Bật bếp, bắc nồi lên, phi hành đến khi chuyển màu vàng, có mùi thơm thì cho cà chua và giá đỗ vào
  • Thêm nước, đun đến khi sôi sẽ cho thịt bò, nêm nếm gia vị, tắt bếp và bắc nồi canh xuống

Lưu ý: Mẹ không nên đun kỹ vì có thể làm cho thịt bò dai hơn và mất một lượng đáng kể vitamin C.

Thịt bò, khoai tây và cà rốt

Đáp án tiếp theo của câu hỏi: “Trẻ hay chảy máu cam nên ăn gì?” đó là thịt bò nấu với khoai tây và cà rốt. Thịt bò chứa nhiều sắt, vitamin B6, protein và các chất dinh dưỡng khác. Trong khoai tây có nhiều sắt, chất xơ, vitamin C và vitamin B6. Cà rốt giàu vitamin C, vitamin B và carotene rất tốt cho máu.

Trẻ hay chảy máu cam nên ăn canh thịt bò, khoai tây, cà rốt
Trẻ hay chảy máu cam nên ăn canh thịt bò, khoai tây, cà rốt

Nguyên liệu:

  • Thịt bò
  • Cà rốt
  • Khoai tây
  • Hành củ
  • Hành lá
  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Hành tím bóc vỏ, thái lát mỏng
  • Rửa sạch hành lá, cắt thành khúc nhỏ
  • Cà rốt và khoai tây đem gọt vỏ, rửa sạch, thái thành miếng vừa ăn
  • Thịt bò đem rửa sạch hoặc dùng khăn mềm, thấm khăn vào nước và lau máu
  • Bật bếp, cho chảo lên, thêm một thìa nhỏ dầu ăn, khi dầu sôi cho hành tím vào phi thơm
  • Chỉnh to lửa, cho thịt bò vào, đảo nhanh tay, thêm gia vị cho vừa miệng sau đó tắt bếp
  • Bắc chảo khác lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn, đợi dầu nóng cho cà rốt và khoai tây vào, đảo đều
  • Thêm gia vị, đảo nhanh trong khoảng 5 phút, cho một lượng nước vừa đủ, đun sôi, cho thịt bò vào
  • Đậy vung, đợi nguyên liệu chín mềm thì cho hành lá rồi tắt bếp, cho ra bát để trẻ thưởng thức

Cháo chim bồ câu

Đây là món ăn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho trẻ bị thiếu máu, hay chảy máu cam. Cháo chim bồ câu giúp bổ sung vitamin cần thiết như A, B, E và một lượng sắt, protein, canxi dồi dào.

Cháo chim bồ câu rất tốt cho trẻ hay chảy máu cam
Cháo chim bồ câu rất tốt cho trẻ hay chảy máu cam

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ
  • Cà rốt
  • Đậu xanh
  • Nấm hương
  • Hành tươi
  • Gia vị
  • Chim bồ câu non

Cách thực hiện:

  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu
  • Ngâm đậu xanh trong vòng 30 phút, vớt ra, đãi sạch vỏ
  • Nấm hương đem ngâm nước đến khi mềm, thái nhỏ vừa ăn
  • Làm sạch lông chim bồ câu, sau đó dùng nước cốt chanh, muối để chà xát lên phần thịt và rửa lại bằng nước
  • Lọc thịt ở lườn và hai đùi chim bồ câu, tách phần xương để làm nước dùng; phần thịt chim bồ câu mang băm nhỏ
  • Rang gạo tẻ đã chuẩn bị, việc làm này giúp cháo nhanh nhừ, không nát và có mùi thơm
  • Chuẩn bị nồi sạch, thêm nước, cho xương bồ câu vào và bắc lên bếp ninh, lấy nước để nấu cháo
  • Thêm nấm hương đã thái nhỏ, đậu xanh vào nồi nước xương, khi cháo chín sẽ cho phần thịt chim bồ câu băm nhỏ
  • Cho cà rốt thái hạt lựu vào, nên nếm gia vị vừa ăn, thêm hành lá, múc ra bát cho trẻ thưởng thức

Cháo thịt bò củ dền

Thịt bò có một lượng sắt dồi dào, giúp cải thiện lượng Hemoglobin cho cơ thể trẻ. Thông thường, phần nạc bò giàu sắt hơn so với phần chứa mỡ hoặc gân. Vì vậy, trong khẩu phần ăn của trẻ hay chảy máu cam nên có thịt bò. Ngoài ra, củ dền giàu vitamin (A, C,…) và chất dinh dưỡng khác, có khả năng kích thích sản sinh tế bào máu.

Mẹ nên nấu cháo thịt bò củ dền cho trẻ hay bị chảy máu cam
Mẹ nên nấu cháo thịt bò củ dền cho trẻ hay bị chảy máu cam

Nguyên liệu:

  • Củ dền
  • Dầu ô liu
  • Thịt bò nạc
  • Gia vị thông dụng

Cách thực hiện:

  • Chọn thịt bò nạc, tươi ngon; củ dền nhẵn, cuống tươi
  • Dùng dao gọt sạch vỏ củ dền, rửa lại với nước và cắt thành từng miếng nhỏ
  • Rửa sạch thịt bò hoặc có thể dùng khăn sạch, thấm nước, lau sơ qua miếng thịt để tránh mất chất
  • Cho củ dền và thịt bò vào nồi nước sạch, bắc lên bếp, luộc sơ qua với lửa vừa phải (thịt bò khoảng 2 phút và củ dền khoảng 5 phút từ khi nước sôi)
  • Vớt thịt bò ra, thái thành miếng nhỏ và băm nhuyễn; củ dền vớt ra, để nguội, cho vào máy xay nhuyễn
  • Rang gạo để nấu cháo, sau đó cho gạo đã rang vào nồi, thêm nước và bắc lên bếp, đun đến khi sôi
  • Sau khi nồi cháo sôi, nếu thêm khoảng 5 – 7 phút thì cho thịt bò vào, khuấy đều, tiếp tục cho củ dền đã xay nhuyễn vào
  • Đun nồi cháo thịt bò củ dền đến khi sôi lại, đợi khoảng 3 – 5 phút thì tắt bếp, cho ra bát để trẻ thưởng thức

Trẻ hay bị chảy máu cam kiêng ăn gì?

Như vậy, mẹ đã biết trẻ hay chảy máu cam nên ăn gì. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý một số loại thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ, khiến hệ miễn dịch suy giảm, hiện tượng chảy máu cam không được cải thiện, chẳng hạn: đồ ăn cay nóng hay đồ ăn nhiều dầu, mỡ.

Đồ ăn cay, nóng

Đồ cay, nóng có một số tác dụng như kích thích ăn ngon miệng, phòng chống cảm lạnh, giảm đau, ngăn ngừa hôi miệng. Thế nhưng, đồ ăn cay nóng lại ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được sử dụng đúng cách.

Trẻ hay chảy máu cam không nên ăn đồ cay, nóng
Trẻ hay chảy máu cam không nên ăn đồ cay, nóng

Ăn nhiều đồ cay nóng sẽ làm cho chứng ợ nóng trầm trọng hơn, dễ gặp phải vấn đề tiêu hóa, da dễ bị kích ứng, viêm loét dạ dày, khó ngủ/mất ngủ. Đối với trẻ hay chảy máu cam, ăn đồ cay nóng dễ bị nóng trong người, hệ miễn dịch suy giảm, dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, gây nên chứng huyết nhiệt (chảy máu cam, xuất huyết dưới da).

Đồ ăn nhiều dầu, mỡ

Khoai tây chiên, phô mai que, pizza, bánh rán, gà rán, xúc xích,… là những đồ ăn vô cùng hấp dẫn đối với trẻ em. Mặc dù tiện lợi, dễ ăn nhưng những đồ ăn này không tốt cho sức khỏe của trẻ, nhất là trẻ hay bị chảy máu cam.

Đồ ăn có quá nhiều dầu, mỡ không tốt cho sức khỏe của trẻ
Đồ ăn có quá nhiều dầu, mỡ không tốt cho sức khỏe của trẻ

Đồ ăn nhiều dầu, mỡ có thể làm suy yếu hệ vi sinh đường ruột, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, giảm chức năng não bộ, gây mụn trứng cá, tăng cân và béo phì. Vì vậy, trẻ em nói chung và trẻ hay chảy máu cam nói riêng nên hạn chế ăn đồ chiên, xào và những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa.

Đồ uống có chất kích thích

Ngoài đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, trẻ hay chảy máu cam không nên uống rượu, bia hoặc đồ uống chứa chất kích thích như trà, cà phê. Đây là những loại đồ uống có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ: dễ mắc bệnh đường hô hấp, tổn thương hệ tiêu hóa, tác động đến sự phát triển của não bộ,…

Không nên cho trẻ uống rượu, bia hay có chất kích thích
Không nên cho trẻ uống rượu, bia hay có chất kích thích

Thông qua bài viết, Fitobimbi đã giúp mẹ có được đáp án chi tiết và chính xác cho câu hỏi: “Trẻ hay chảy máu cam nên ăn gì?”. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến hiện tượng chảy máu cam ở trẻ em, mẹ đừng ngại chia sẻ với Fitobimbi nhé! Đừng quên ghé thăm website https://fitobimbi.vn/ thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bé yêu.

Chia sẻ bài viết này