Nội dung chính

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ và cách phòng ngừa

Bệnh tay chân miệng có thể bùng phát vào mọi thời điểm trong năm. Vì vậy, mẹ cần chủ động nhận biết, kịp thời điều trị để tránh lây lan. Vậy dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ là gì? Hãy cùng Fitobimbi giải đáp trong bài viết sau.

Bệnh tay chân miệng là gì? Nguyên nhân

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus Enterovirus gây ra. Trong đó nổi bật nhất là 2 chủng Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71.

Nguyên nhân bị tay chân miệng ở trẻ em mẹ nên biết

Theo các chuyên gia, tay chân miệng bùng phát mạnh ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng vẫn có thể xuất hiện ở thanh thiếu niên và người lớn. Tại Việt Nam, căn bệnh này xuất hiện quanh năm, ở hầu hết các tỉnh thành. Trong đó có 2 thời điểm dịch bùng phát mạnh là từ tháng 3- tháng 5 và từ tháng 9- tháng 12.

Hầu hết các ca bệnh đều có diễn biến rất nhẹ. Tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt, nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ có thể gây ra biến chứng như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì vậy, việc nhận biết sớm, chủ động phòng ngừa là yếu tố quan trọng giúp trẻ giảm tỷ lệ mắc và tử vong.

Bệnh tay chân miệng gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi
Bệnh tay chân miệng gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi

Biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ giúp mẹ nhận biết sớm

Phát hiện dấu hiệu tay chân miệng sớm là yếu tố giúp việc điều trị thuận lợi. Theo các chuyên gia, tùy vào giai đoạn của bệnh mà triệu chứng tay chân miệng khác nhau. Cụ thể:

Triệu chứng tay chân miệng giai đoạn ủ bệnh

Tay chân miệng có giai đoạn ủ bệnh từ 3-6 ngày sau khi bị nhiễm virus. Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh thường chưa rõ rệt. Vì thế rất nhiều phụ huynh chủ quan, nhầm lẫn với bệnh về đường hô hấp. Theo các chuyên gia, trẻ bị tay chân miệng giai đoạn ủ bệnh sẽ có những triệu chứng như:

  • Bị sốt nhẹ, cơn sốt mới chỉ thoáng qua
  • Trẻ bị đau họng, nước bọt tiết nhiều
  • Tình trạng biếng ăn kéo dài
  • Có thể bị tiêu chảy nhẹ
  • Ngoài ra, một số bé còn nổi hạch ở cổ hoặc hàm

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì để không trở nặng

4 phân độ tay chân miệng ở trẻ em giúp mẹ nhận biết

Triệu chứng tay chân miệng giai đoạn khởi phát

Giai đoạn này thường kéo dài từ 1-2 ngày với những dấu hiệu điển hình như sau:

  • Dấu hiệu tay chân miệng đầu tiên mà mẹ có thể nhận thấy ở giai đoạn này là cơ thể bé xuất hiện các nốt ban đỏ, với đường kính khoảng 2-3 mm. Ban đầu các nốt ban đỏ thường tập trung nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc xung quanh miệng rồi lan ra khắp cơ thể. Một số trường hợp đặc biệt, các nốt ban này sẽ tiến triển thành dạng nước, kèm theo mủ trắng xung quanh
  • Ngoài ra, trong khoảng 1-2 ngày khởi phát, trẻ nhỏ sẽ bị sốt cao, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, quấy khóc do các vết loét vỡ ra và gây đau nhức
Các nốt ban đỏ xuất hiện ở giai đoạn khởi phát
Các nốt ban đỏ xuất hiện ở giai đoạn khởi phát

Triệu chứng tay chân miệng giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát của tay chân miệng có thể kéo dài từ 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình như:

  • Loét miệng: Là dấu hiệu tay chân miệng thường gặp ở trẻ. Đường kính vết loét dài khoảng 2-3 mmm. Chúng thường tập trung ở niêm mạc miệng, má, lợi và mặt bên của lưỡi. Các bóng nước vỡ rất nhanh tạo thành vết loét khiến trẻ bị tăng tiết nước bọt, gây đau đớn mà biếng ăn hơn
  • Phát ban toàn thân: Được coi là dấu hiệu đặc trưng của tay chân miệng. Trong khoảng 1-2 ngày sau khi phát bệnh trẻ sẽ xuất hiện những nốt ban hồng đường kính vài mm trên da, sau đó trở thành bọng nước. Dấu hiệu nổi ban ở trẻ thường không gây nhiều đau đớn, có thể kéo dài tới khoảng 10 ngày. Những nốt ban này thường xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và mông với kích thước khoảng 2-5mm, màu xám sẫm và hình bầu dục
  • Sốt nhẹ và nôn: Nếu trẻ sốt cao nhiều lần, nguy cơ gặp phải biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp rất cao. Những biến chứng này có thể xuất hiện vào ngày thứ 2- ngày thứ 5 của bệnh, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong

Dấu hiệu tay chân miệng ở giai đoạn nặng cần phải nhập viện

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể gây ra rất nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy khi trẻ có những dấu hiệu kể trên, mẹ nên đưa đi khám sớm để được xác định mức độ và có phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bệnh tay chân miệng đã tiến triển nặng, cần phải cấp cứu.

Quấy khóc liên tục

Khi bị tay chân miệng, trẻ sẽ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ tầm 15-20 phút lại dậy và khóc. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ khóc là vì bị đau do các vết loét bị vỡ. Tuy nhiên, thực tế đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm. Vì vậy mẹ hãy đưa bé đi gặp bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài.

Sốt cao liên tục không hạ

Khi tay chân miệng ở trẻ trở nặng, con có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục trong vòng 48h và không hạ nhiệt dù đã sử dụng Paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm nhiễm bên trong có thể dẫn đến ngộ độc thần kinh. Do đó mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được chỉ định thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa Ibuprofen.

Sốt cao không hạ cho thấy tay chân miệng đã chuyển nặng
Sốt cao không hạ cho thấy tay chân miệng đã chuyển nặng

Hay giật mình

Cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở trẻ bị tay chân miệng. Mẹ nên chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên không, ngay cả khi con chơi đùa.

Nếu có 1 trong 3 dấu hiệu trên, mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

Các biện pháp điều trị và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Hiện vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị được tay chân miệng. Vì thế các biện pháp đều tập trung vào cải thiện triệu chứng. Cụ thể:

  • Hạ nhiệt: Khi trẻ sốt cao từ 38,5 độ C, mẹ hãy sử dụng thuốc hạ nhiệt paracetamol theo liều chỉ định
  • Bù nước và điện giải: Trẻ bị tay chân miệng cơ thể sẽ bị mất nước do vết lở loét hoặc bị sốt cao. Vì thế mẹ hãy bổ sung dung dịch điện giải Oresol hoặc Hydrit cho con đầy đủ
  • Điều trị loét miệng: Để giảm bớt cảm giác khó chịu ở miệng mẹ hãy vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng dung dịch glycerin borat. Các loại gel rơ miệng không những sát khuẩn, giảm đau mà còn giải quyết tình trạng biếng ăn hiệu quả
  • Điều trị triệu chứng trên não: Trường hợp trẻ co giật hoặc có dấu hiệu tổn thương màng não mẹ nên chuyển lên bệnh viện tuyến trên điều trị chuyên sâu
  • Chế độ dinh dưỡng: Giai đoạn bị tay chân miệng, trẻ thường biếng ăn, đau miệng vì vậy mẹ hãy chuẩn bị thức ăn có độ loãng cao, giúp con dễ dàng tiêu hóa
Mẹ nên cho bé ăn thức ăn mềm, dễ nuốt
Mẹ nên cho bé ăn thức ăn mềm, dễ nuốt

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng thế nào?

Để giảm nguy cơ lây nhiễm, mẹ hãy phòng ngừa cho bé bằng biện pháp sau:

  • Người lớn khi chăm sóc trẻ nên đeo khẩu trang và vệ sinh tay sạch sẽ
  • Khuyến khích các bé rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng theo 6 bước của Bộ Y tế
  • Quần áo, tã lót của bé nên được làm sạch bằng nước đun sôi hoặc dung dịch sát khuẩn Cloramin
  • Khi trẻ bị bệnh mẹ nên cho bé nghỉ học ít nhất là 10-14 ngày, hạn chế tiếp xúc với người lạ
  • Phòng ở của bé cần được lau chùi sạch sẽ, thường xuyên, đảm bảo vệ sinh an toàn
  • Tập cho bé thói quen che miệng khi hắt hơi, sổ mũi và vệ sinh tay sau khi tiếp xúc dịch nhầy

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ rất dễ nhận biết. Vì vậy ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Chia sẻ bài viết này