Nội dung chính

Ăn dặm cho bé 6 tháng thế nào đúng cách?

Ăn dặm cho bé 6 tháng thế nào là câu hỏi được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Dưới đây Fitobimbi sẽ tổng hợp lại lời khuyên để mẹ có thể xây dựng bữa ăn lành mạnh cho bé.

Vì sao trẻ nên ăn dặm từ 6 tháng tuổi?

Trẻ nên ăn dặm từ tháng thứ 6 bởi lý do như:

  • Trẻ sơ sinh 6 tháng sẽ đạt trọng lượng lớn gấp 2 lần lúc mới sinh ra. Vì thế, vấn đề chuyển giao ăn uống càng được các mẹ quan tâm. Nếu như trong những tháng đầu, trẻ chỉ bú mẹ là sẽ có đủ dinh dưỡng. Thì ở tháng này, sữa sẽ không còn đáp ứng được đủ nhu cầu dinh dưỡng của con. Do đó, trẻ cần bổ sung dưỡng chất từ ngoài
  • Ngoài ra khi tròn 6 tháng, hệ tiêu hóa đã phát triển hoàn chỉnh nên trẻ cũng sẽ hấp thu được những thức ăn phức tạp hơn sữa của mẹ
Trẻ 6 tháng ăn dặm vì cần nhiều dưỡng chất
Trẻ 6 tháng ăn dặm vì cần nhiều dưỡng chất

Dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng với việc tập ăn

6 tháng là mốc quan trọng để trẻ làm quen với “thức ăn mới”. Tuy nhiên để xác định xem bé đã sẵn sàng với việc tập ăn mẹ hãy dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Cân nặng tăng gấp 2 lần so với lúc sinh
  • Giữ thăng bằng đầu và ngồi tự nhiên mà không cần đến trợ giúp từ mẹ
  • Bé biết đưa môi về trước để nhận thức ăn
  • Sẵn sàng cho việc tập nhai khi được mẹ đút
  • Bé có dấu hiệu dùng tay để nắm thức ăn rồi đưa vào miệng
  • Bé thấy háo hức khi được tham gia bữa cơm cùng với gia đình

Bé 6 tháng ăn dặm mấy bữa một ngày?

Thời gian đầu khi mới tập ăn mẹ nên cho bé ăn ít để quen với mùi. Một ngày bé sẽ có thể ăn được 5-7 muỗng cà phê. Sau đó tùy vào mức độ “hám ăn” mà mẹ có thể tăng dần số lượng, tránh việc ép buộc gây phản tác dụng.

Bé 6 tháng tuổi khi đã quen dần với vị thức ăn sẽ ăn ổn định ngày 2-3 bữa. Tổng cháo ăn dặm của con trong ngày khoảng từ 100-200 ml. Bên cạnh đó mẹ phải đảm bảo đủ 6-8 cữ bú khoảng 500ml sữa/ ngày.

Bé 6 tháng ăn được những gì?

“Bé 6 tháng ăn được những gì?” là thắc mắc của không ít phụ huynh. Theo chuyên gia, trong 6 tháng đầu đời, bé cần được bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, từ 6 tháng trở đi, phụ mẹ nên cho bé ăn bổ sung các loại ngũ cốc, rau củ, trái cây, sữa chua.

Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Đáp án đầu tiên của câu hỏi “Bé 6 tháng ăn được gì” đó là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Theo chuyên gia, trong 6 tháng đầu bé cần được bú mẹ hoàn toàn. Bởi vì, trong sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để ngăn ngừa bệnh đường hô hấp, tiêu hóa,…

Đáp án đầu tiên của câu hỏi “Bé 6 tháng ăn được gì” đó là sữa mẹ hoặc sữa công thức
Đáp án đầu tiên của câu hỏi “Bé 6 tháng ăn được gì” đó là sữa mẹ hoặc sữa công thức

Hơn nữa, bé được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời còn giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư vú, loãng xương ở mẹ. Trường hợp sữa mẹ không đáp ứng đủ năng lượng cần thiết khiến bé đói nhanh, cáu gắt, quấy khóc, mẹ hãy bổ sung sữa công thức.

Để bé có thể hấp thu trọn vẹn các dưỡng chất trong sữa, mẹ nên chọn sữa công thức phù hợp với độ tuổi và thể trạng của từng bé. Theo chuyên gia, nếu kết hợp sữa mẹ và sữa ngoài, mẹ hãy cho cho bé bú sữa mẹ trước, nếu bé còn đói sẽ cho uống thêm sữa ngoài.

Nhóm ngũ cốc

Đáp án tiếp theo cho câu hỏi: “Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì” đó là nhóm ngũ cốc. Ngũ cốc bao gồm gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, lúa mì, bột yến mạch,… Trong đó, gạo nếp, gạo tẻ, gạo lứt giàu vitamin (B1, B3, C), tinh bột, protein, canxi, sắt và rất nhiều chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sức khỏe của bé.

Đáp án tiếp theo cho câu hỏi: “Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì” đó là nhóm ngũ cốc
Đáp án tiếp theo cho câu hỏi: “Bé 6 tháng tuổi ăn được những gì” đó là nhóm ngũ cốc

Đặc biệt, lớp vỏ lụa của gạo lứt chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin E, chất xơ và sắt. Mẹ có thể ngâm gạo lứt để nấu cháo cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm. Mẹ cũng có thể sử dụng các loại yến mạch, hạt để nấu cháo thay đổi bữa cho bé.

>>> Xem thêm: Các loại hạt cho bé ăn dặm nên cho ăn loại nào?

Nhóm rau củ

Rau củ là đáp án không thể không nhắc đến khi các mẹ thắc mắc “Bé 6 tháng tuổi ăn được gì”. Các loại rau củ có vị ngọt tự nhiên nên kích thích vị giác, để bé tập ăn dễ dàng và cảm thấy ngon miệng hơn.

Rau củ là đáp án không thể không nhắc đến khi các mẹ thắc mắc “Bé 6 tháng tuổi ăn được gì”
Rau củ là đáp án không thể không nhắc đến khi các mẹ thắc mắc “Bé 6 tháng tuổi ăn được gì”

Một số loại rau, củ thường được các mẹ ưu ái lựa chọn để cho bé 6 tháng ăn dặm đó là khoai tây, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, củ dền, rau ngót, rau cải ngọt, rau chân vịt, rau, bông cải xanh, củ cải vàng,… Trước khi nấu mẹ nên nghiền mịn rau, củ để nấu cùng cháo.

>>> tiếp tục tìm hiểu: Bỏ túi 5 cách nấu nước Dashi cho bé 6 tháng

Nhóm trái cây

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến nhóm trái cây khi được hỏi “Bé 6 tháng ăn được gì”. Cũng giống như rau xanh, trái cây là nguồn cung dồi dào vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của bé 6 tháng tuổi. Bổ sung đúng cách trái cây cho bé ăn dặm sẽ giúp cơ thể bé hấp thu đầy đủ dưỡng chất.

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến nhóm trái cây khi được hỏi “Bé 6 tháng ăn dặm được những gì”
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến nhóm trái cây khi được hỏi “Bé 6 tháng ăn dặm được những gì”

Mẹ nên chọn trái cây an toàn theo mùa, rửa sạch, bỏ vỏ và lấy phần thịt xay nhuyễn. Trong 2 – 3 tuần ăn dặm đầu tiên, mẹ nên cho bé làm quen với 2 loại trái cây là chuối và bơ. Từ tuần 4 trở đi, mẹ có thể cho bé ăn đa dạng trái cây táo, xoài, dâu tây, thanh long,…

Cho bé ăn trái cây xay nhuyễn sau bữa chính khoảng 30 – 45 phút hoặc cũng có thể tách thành bữa nhỏ, cho ăn cách bữa chính từ 2 – 3 tiếng. Không nên cho bé ăn trái cây trước bữa chính, bởi vì, khi đó bé sẽ cảm thấy no và ăn được ít hơn. Do trái cây có hàm lượng fructose cao nên tốt nhất mẹ hãy cho bé ăn vào buổi sáng.

Nhóm chất đạm

Nhóm chất đạm cần thiết đối với bé trong giai đoạn ăn dặm và cả sự phát triển sau này. Chất đạm (đạm động vật) có nhiều trong các loại thịt đỏ, thịt trắng như: thịt gà, thịt bò, thịt lợn, tôm, cá,… Chất đạm còn có nhiều trong gạo, đậu tương, ngô và các loại đậu (đạm thực vật).

Nhóm chất đạm cần thiết đối với bé trong giai đoạn ăn dặm và cả sự phát triển sau này
Nhóm chất đạm cần thiết đối với bé trong giai đoạn ăn dặm và cả sự phát triển sau này

Tuy nhiên, theo chuyên gia, trong giai đoạn ăn dặm, mẹ không cần bổ sung vào khẩu phần ăn của bé quá nhiều loại thịt. Ban đầu, mẹ nên cho bé làm quen với thịt bò và thịt lợn xay nhuyễn, nấu chín. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên bổ sung đạm từ các loại đậu đỏ, đậu xanh, gạo, ngô,…

Đối với các loại thủy – hải sản, trong giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cho bé làm quen với lươn, cá sông, ếch sau đó mới đến tôm, cá biển. Thế nhưng, đây là loại thực phẩm rất dễ gây dị ứng, vì vậy, mẹ nên cho bé ăn thử một lượng nhỏ và chú ý đến phản ứng của cơ thể bé.

Nhóm chất béo

Ngoài những nhóm chất kể trên, khi ăn dặm, bé 6 tháng cần được bổ sung nhóm chất béo. Nhóm chất này rất cần thiết đối với sự phát triển thể chất và não bộ của bé. Tuy nhiên, mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ lưỡng để có thể bổ sung nhóm chất béo đúng cách, đảm bảo cho sự phát triển bình thường của bé.

Bé 6 tháng cần được bổ sung nhóm chất béo trong thực đơn ăn dặm
Bé 6 tháng cần được bổ sung nhóm chất béo trong thực đơn ăn dặm

Theo chuyên gia, ngoài cung cấp năng lượng, nhóm chất béo còn giúp hòa tan một số loại vitamin (A, D, E) và khoáng chất (kẽm, sắt, canxi,…), hình thành tế bào mô và cơ thể điều hòa được các hoạt động. Nếu mẹ không bổ sung đủ lượng chất béo khi ăn dặm, con có thể biếng ăn và hấp thu kém hơn những bé khác.

Mặc dù chất béo đóng vai trò quan trọng nhưng mẹ không nên lạm dụng. Mỗi ngày, lượng chất béo cung cấp cho bé không nên quá 5ml và không quá 4 ngày/tuần. Một số loại chất béo mẹ nên bổ sung cho bé trong giai đoạn ăn dặm gồm: dầu oliu, dầu gấc, dầu cá hồi,…

Bé 6,7 tháng ăn được cá gì? Top 6 gợi ý cho mẹ

Sữa chua

Đáp án cuối cùng của câu hỏi “Trẻ 6 tháng ăn được những gì” mà Fitobimbi muốn chia sẻ với mẹ đó là sữa chua. Đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp bổ sung vitamin (nhóm A, B), protein, lipid, glucid và muối khoáng cần thiết. Ngoài ra, sữa chua còn là thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe đường ruột.

Sữa chua còn là thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe đường ruột
Sữa chua còn là thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe đường ruột

Bé 6 tháng tuổi, bổ sung sữa chua sẽ giúp tăng cường hấp thu dinh dưỡng và tiêu hóa dễ hơn. Sữa chua cũng rất tốt cho bé bị táo bón hoặc tiêu chảy trong thời gian dài. Thực phẩm này cung cấp lượng protein dồi dào, phù hợp với những bé không thích ăn thịt, cá.

Những nguyên tắc “vàng” khi trẻ 6 tháng tập ăn

Theo kinh nghiệm chăm con của các mẹ bỉm đúc kết từ Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, việc cho trẻ 6 tháng tuổi tập ăn cần phải tuân theo nguyên tắc sau:

  • Thức ăn giống sữa mẹ: Trẻ 6 tháng tập ăn nên làm quen với thức ăn có vị giống sữa. Món ăn chẳng những giúp bé dễ tiêu mà còn tiếp nhận dễ dàng
  • Ăn từ loãng đến đặc: Trẻ 6 tháng nên ăn cháo từ loãng đến đặc. Đây là cách để con không phản ứng với thức ăn lạ
  • Ăn từ ít đến nhiều: Đây là nguyên tắc quan trọng tránh cho tiêu hóa của trẻ làm quá sức. Ban đầu mẹ hãy cho bé tập ăn với 1-2 muỗng bột sau đó tăng dần lên ⅓ và nửa bát cơm. Ngày 2-3 cữ. Kể cả khi bé đã “giải quyết” sạch phần bột chuẩn bị trong ngày mẹ cũng không nên cho con ăn thêm
  • Phù phép cho chén bột: Bột ăn dặm của trẻ cần phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất như đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Không chỉ thế để bé ăn ngon mẹ hãy phù phép cho những chén bột sao cho bắt mắt và hấp dẫn hơn
  • Ăn từ ngọt đến mặn: Giai đoạn tập ăn trẻ 6 tháng nên sử dụng các món ăn có vị ngọt trước ví dụ như sữa. Sau khoảng 2 tuần bé có thể ăn thêm bột mặn chế biến từ thịt và cá
  • Không thêm muối: Nhiều mẹ nghĩ rằng nếu thêm chút mắm hoặc muối đồ ăn của trẻ sẽ thêm đậm đà và kích thích hơn. Nhưng thật ra việc làm đó là sai hoàn toàn. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ không nên dùng gia vị vào đồ ăn của bé vì sẽ khiến thận phải làm quá sức
  • Thêm chút dầu mỡ: Thay vì cho mắm và muối mẹ hãy nêm thêm một chút dầu ăn vào món của bé. Dầu/ mỡ không chỉ giúp bé dễ tiêu và còn hòa tan chất khác, giúp hệ tiêu hóa hấp thụ dễ dàng

Các phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm cho bé mà mẹ có thể lựa chọn tại nhà.

  • Ăn dặm truyền thống: Là cách ăn dặm phổ biến và lâu đời tại Việt Nam. Ở kiểu ăn này mẹ sẽ nấu cháo kết hợp với các thực phẩm khác nhau như rau, củ, thịt, cá thành một món “cháo hỗn hợp”. Đối với phương pháp ăn dặm truyền thống, trẻ sẽ được ăn trước hoặc sau nhà nên bị hạn chế cơ hội giao tiếp
  • Ăn dặm tự chỉ huy: Là phương pháp trẻ sẽ tự ăn một cách chủ động. Ở kiểu ăn này trẻ sẽ được quyền chủ động kiểm soát thức ăn nhờ đó tìm được mùi vị mình thích. Bé cũng có thể dễ dàng phát triển kỹ năng nhai nuốt, tuy nhiên sau mỗi bữa ăn mẹ sẽ mất công dọn dẹp “chiến trường”
  • Ăn dặm kiểu Nhật: Là cách cho bé ăn dặm với cháo theo tỉ lệ 1:10. Khác với kiểu ăn truyền thống, phương pháp này chế biến đồ ăn trong những khay riêng. Vì vậy bé sẽ cảm nhận mùi vị của thức ăn riêng. Mặt khác với kiểu ăn dặm của Nhật kỹ năng nhai- nuốt của trẻ cũng tốt hơn nhiều. Tuy nhiên với cách ăn này mẹ sẽ mất nhiều thời gian, công sức chuẩn bị cho bé
Cách ăn kiểu Nhật chú trọng đến việc ăn thô
Cách ăn kiểu Nhật chú trọng đến việc ăn thô

Kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Thời điểm mà bé được 6 tháng tuổi là lúc mẹ sẽ bắt đầu cho con tập ăn. Tuy nhiên những mẹ lần đầu phải “làm chuyện ấy” thì đây là quả thực việc không hề dễ dàng. Vì vậy để mẹ có thể nhàn hơn trong việc chăm con dưới đây Fitobimbi sẽ gợi ý một vài kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng.

Lựa chọn thực đơn ăn dặm cho bé

Việc đầu tiên mà các mẹ bỉm cần làm cho bé 6 tháng tập ăn là lên thực đơn hàng ngày. Đây là việc làm quan trọng đảm bảo đa dạng của các món ăn cũng như thành phần dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện.

Món ăn cho bé 6 tháng phổ biến là cháo và bột. Mẹ sẽ có thể dùng vài món ăn như cháo thịt bò, cháo rau củ, súp hải sản,… Hiện có rất nhiều thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng nên không khó để mẹ chọn thực đơn phù hợp.

>>> Một số thực đơn mẹ có thể lưu tâm:

Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng

Cho bé ăn uống đúng giờ là điều cần thiết để con làm quen với tính kỷ luật. Theo các chuyên gia, trong 2 tuần đầu khi mới tập ăn mẹ nên tuân thủ lịch trình sau đây:

  • 7-8h: Cho bé uống sữa
  • 9h30-10h: Cho bé ăn bột hoặc cháo
  • 11h: Cho bé uống sữa và đi ngủ trưa
  • 14H: Sau khi bé ngủ dậy mẹ hãy cho con uống khoảng 120-150ml sữa
  • 14h-15h30: Cho con vui chơi thoải mái
  • 17h: Cho con uống 120-150ml sữa và ngủ giấc ngắn
  • 20h: Cho con uống 120ml sữa
  • 20h30: Cho bé ngủ

Trong 2 tuần sau, bé 6 tháng sẽ ăn dặm theo lịch trình như sau:

  • 7h30: Cho bé ti mẹ
  • 9h30-10h: Cho bé ngủ 1 giấc ngắn
  • 10h30: Cho bé ăn cháo hoặc súp
  • 11h-11h30: Cho bé ti mẹ và chơi
  • 12h-12h30: Bé ngủ khoảng 2-3 tiếng
  • 14h30- 15h: Bé ngủ trưa dậy thì cho ti mẹ
  • 16h-16h30: Cho ăn bữa phụ
  • 17h-17h30: Để bé ngủ một giấc ngắn
  • 18h30: Bé ti mẹ và chơi một lúc
  • 19h30: Cho bé ti cữ cuối
  • 20h-20h30: Cho bé ngủ đêm

>>> Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày mẹ nào cũng cần biết

Các đồ dùng cần thiết cho quá trình ăn dặm của bé

Bên cạnh việc chọn thực đơn cũng như phương pháp và lịch ăn dặm cho bé mẹ bỉm cần chọn những đồ dùng sau:

  • Ghế ăn dặm: Là đồ dùng quen thuộc của những gia đình có con nhỏ. Với trẻ 6 tháng việc ngồi yên là điều khó khăn. Vì thế lúc này chiếc ghế sẽ giúp bé ngồi ăn an toàn và thoải mái nhất
  • Máy xay sinh tố: Đây là thiết bị giúp mẹ tiết kiệm đáng kể thời gian cũng như công sức khi làm đồ ăn cho bé. Hơn nữa các loại thực phẩm như tôm, cá, thịt sau khi xay nhuyễn cũng sẽ kích thích bé ăn tốt hơn
  • Nồi nấu cháo hoặc hấp: Cháo và các loại rau củ là món ăn chính cho trẻ tập ăn. Vì thế việc mẹ sở hữu 1 nồi nấu cháo hoặc hấp thực phẩm đa năng sẽ giúp tiết kiệm thời gian rất nhiều. Mặt khác sự hiện diện của nồi đa năng cũng sẽ mang đến món ăn mềm, ngọt, trọn hương vị và dưỡng chất
Những đồ mẹ nên chuẩn bị khi cho bé 6 tháng ăn dặm
Những đồ mẹ nên chuẩn bị khi cho bé 6 tháng ăn dặm

Duy trì không khí vui vẻ

Kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi được các mẹ bỉm truyền tai là hãy tạo dựng không khí vui vẻ, tránh việc quát mắng, ép buộc các con. Ở giai đoạn này tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện vì vậy nếu bị dồn ép trẻ sẽ chán ăn và thấy áp lực.  Gợi ý cho mẹ lúc này là hãy để trẻ tự quyết số lượng thức ăn và chủ động hơn trong việc khám phá.

Thay đổi khẩu vị cho bé

Dù còn nhỏ nhưng bé sẽ cảm nhận được vị thức ăn. Do đó nếu mẹ chỉ cho mãi 1 món con sẽ nhanh chán. Thay vào đó, hãy thường xuyên thay đổi món ăn bé thích. Việc này sẽ giúp các bé nhận diện mùi vị cũng như hấp thu được nhiều dinh dưỡng.

Ngoài việc thay đổi món ăn mẹ cũng nên học cách thức trình bày sao cho bắt mắt để bé cảm thấy hứng thú hơn nhiều.

Lưu ý khi cho bé 6 tháng tuổi tập ăn

Để việc ăn dặm của bé 6 tháng đạt kết quả cao mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Cho bé làm quen thức ăn từ từ chứ không áp dụng trực tiếp hoặc đẩy nhanh quá trình
  • Chia nhỏ bữa ăn để trẻ không bị đầy bụng, khó tiêu do phải hấp thu quá nhiều dinh dưỡng
  • Để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra mẹ cần kỹ lưỡng trong quá trình làm. Thực phẩm cho bé 6 tháng phải xay thật nhuyễn
  • Thay đổi thức ăn theo tuần để tránh dư thừa dinh dưỡng cũng như làm quen với thức ăn mới
  • Cho bú và ăn dặm song hành vì thời điểm này bé vẫn cần sữa của mẹ để đảm bảo dinh dưỡng tối đa

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc ăn dặm cho bé 6 tháng. Với kiến thức này Fitobimbi hy vọng việc chăm sóc bé sẽ nhẹ nhàng hơn.

Chia sẻ bài viết này